nguyên bản cũng như muốn cải tiến sáng chế đó đều bị luật pháp ngăn cản.
Điều này khiến các công ty chỉ muốn tạo ra và mua bằng sáng chế chứ
không muốn phát triển thêm nhằm duy trì và giam hãm công nghệ. Xem xét
quãng thời gian nhà nước không cấp bằng sáng chế tại Hà Lan từ 1869 đến
1912 và tại Thụy Sỹ từ 1850 đến 1907, Basalla thấy hai nước này không
những không bị thiệt hại vì thiếu công cụ hành chính hướng từ trên xuống
nhằm quản lý quy trình sáng tạo trong công nghệ và thị trường; ngược lại,
họ được lợi nhiều hơn bao giờ hết: “Kinh tế Thụy Sỹ tăng trưởng mạnh mẽ
trong những năm từ 1850 đến 1907. Công nghiệp thành công tới mức các
nhà tư bản nước ngoài vẫn nô nức đầu tư vào các dự án mới bất chấp sự
thiếu vắng hệ thống cấp bằng sáng chế.”
Sẽ có tranh luận rằng các hệ thống tự do kinh tế phù hợp với thế kỷ XIX
hơn ngày nay, song Basalla đã trích dẫn một nghiên cứu cho thấy 70% phát
minh quan trọng nhất trong nửa đầu thế kỷ XX là thành quả của các nhà
phát minh độc lập không được cấp bằng sáng chế: hệ thống truyền động tự
động, nhựa tổng hợp, bút bi, giấy bóng kính, phát xạ cyclotron, la bàn hồi
chuyển, insulin, động cơ phản lực, phim màu Kodachrome, băng từ thu âm,
tay lái trợ lực, dao cạo an toàn, phương pháp in chụp tĩnh điện, động cơ pit-
tông quay Wankel và khóa kéo.
Lịch sử văn hóa tất nhiên không thể hoàn toàn tương tự lịch sử tiến hóa.
Trong khi các loài sinh vật được phân định bằng khả năng duy trì nòi giống
nhưng không thể giao phối với loài khác, đồ tạo tác và tư tưởng lại có thể
và thường giao thoa với các “loài” hoàn toàn khác biệt. “Cây” đồ tạo tác
cho phép các cành hợp lại sau khi phân tách, từ đó tạo ra nhiều sản phẩm
công nghệ mới. Sự thay đổi sinh học tuân theo học thuyết Darwin – di
truyền gene từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sự thay đổi văn hóa tuân theo
học thuyết Lamarck – di truyền những đặc tính thu nhận được trong cùng
một thế hệ. Sự tương ứng giữa công nghệ và tiến hóa không phải là một-
một bởi các hệ thống sinh học gắn với lịch sử bằng cơ chế di truyền tương