KHÚC CA 2:
HÙNG CA TỰ CHỦ
NGÔ QUYỀN - NGƯỜI ANH HÙNG
CHẤM DỨT 1000 NĂM BẮC THUỘC
N
gười ta gọi ngài là vị “vua đứng đầu các vua”, Phan Bội Châu thì
gọi ngài là “vị Tổ trung hưng của Việt Nam”. Những mỹ từ ấy dành
cho ngài không hề quá lời. Bởi vì ngài là Ngô Quyền.
1. Ngô Quyền lên ngôi
Nhà vua sinh năm 897, là con trai của Châu Mục Đường Lâm Ngô Mân.
Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Khi Ngô Quyền vừa mới sinh có ánh sáng lạ
đầy nhà, trang mạo khác thường, có ba nốt ruồi ở lưng, thầy tướng cho là
lạ, bảo có thể làm chủ một phương, nên mới đặt tên là Quyền. Ngô Quyền
lớn lên, khôi ngô, mắt sáng như chớp, dáng đi thong thả như hổ, có trí
dũng, sức có thể nâng được vạc.” Ở khúc ca đầu tiên, chúng ta đã nghe về
Khúc Hạo. Dưới trướng Khúc Hạo, tại Ái Châu (Thanh Hóa) có một vị
tướng tên là Dương Đình Nghệ, một người rất trung thành và yêu nước.
Khi Lý Khắc Chính - tướng nhà Nam Hán - đánh bại họ Khúc và bắt Khúc
Thừa Mỹ, Dương Đình Nghệ đã chiêu mộ về quanh mình hơn 3000 giả tử
(con nuôi, cũng có thể hiểu là gia khách), triệu tập hào kiệt khắp nơi để báo
thù cho chủ. Ông có ba nha tướng quan trọng, mà cả ba người sau này đều
có vai trò trong lịch sử Việt Nam. Một anh hùng, một kẻ phản bội và một
người cha có một người con anh hùng. Đầu tiên là Ngô Quyền, hai là Kiều
Công Tiễn và ba là Đinh Công Trứ (cha của Đinh Bộ Lĩnh). Trong đó Ngô