mỏi mệt, tất phá được. Nhưng bọn chúng có lợi ở chiến thuyền, ta không
phòng bị trước thì thế được thua chưa biết ra sao. Nếu sai người đem cọc
lớn vạt nhọn đầu bịt sắt đóng ngầm ở trước cửa biển, thuyền của bọn chúng
theo nước triều lên vào trong hàng cọc thì sau đó ta dễ bề chế ngự, không
cho chiếc nào ra thoát.” (Theo Đại Việt sử ký toàn thư).
Trí - dũng của Ngô Quyền không chỉ được thể hiện qua những câu nói
trên, hay qua lời khen của đối thủ mà qua cả cách ngài đã chiến thắng ở
lòng sông huyền thoại đó. Việc khảo sát và nghĩ ra kể cắm cọc nhọn trên
sông, lợi dụng khi thủy triều lên che khuất cọc và thủy triều rút để hãm địch
vào trận, nhằm phá tan chiến thuyền ở Bạch Đằng rồi đây sẽ trở thành bí
kíp bảo vệ dân tộc suốt 1000 năm trước họa phương Bắc.
2. Trận Bạch Đằng
Hầu hết trong mỗi chúng ta đều thuộc và nhớ diễn biến của trận chiến ở
sông Bạch Đằng. Đấy là khi Ngô Quyền cho đóng cọc ở hai bên cửa biển.
Đợi nước triều lên, nhà vua sai người đem thuyền nhẹ ra khiêu chiến và giả
thua chạy để dụ quân Nam Hán đuổi theo. Hoằng Tháo quả nhiên tiến quân
vào. Khi binh thuyền đã vào trong vùng cắm cọc, nước triều rút, cọc nhô
lên, Ngô Quyền bèn đưa quân ra đánh, liều chết chiến đấu đẩy quân Nam
Hán lui về phía hàng Cọc. Đúng lúc ấy thì nước triều rút xuống rất gấp,
khiến thuyền địch mắc vào cọc mà lật úp, rối loạn tan vỡ, quân lính chết
đuối quá nửa. Ngô Quyền thừa thắng đuổi đánh, bắt được Hoằng Tháo giết
đi.
Nhưng đây là Bạch Đằng giang, là địa danh đã trở thành dấu mốc tự hào
và vinh quang của dân tộc. Bởi thế nếu chỉ nhắc về chiến công lẫy lừng ấy
bằng những dòng đơn giản như vậy thì liệu có thể khiến hậu nhân nhớ về
Bạch Đằng để khâm phục tài trí của cha ông? Bởi dòng sông này, chiến tích
này quá vĩ đại nên ta cần đào sâu, đọc kỹ, truy xét tỉ mỉ. Ngô Quyền đã
đóng cọc ở sống như thế nào? Ngô Quyền đã làm gì để có thể dụ được giặc
vào đúng thời điểm thủy triều lên và rút đi như thế?