2.1. Tính khoa học
Sông Bạch Đằng là một con sông chảy giữa thị xã Quảng Yên (Quảng
Ninh) và huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng), cách vịnh Hạ Long, cửa Lục
khoảng 40 km, thuộc hệ thống sông Thái Bình. Đây là con đường thủy tốt
nhất để đi vào Hà Nội (Thăng Long ngày xưa) từ miền Nam Trung Quốc.
Đó là lý do vì sao sông Bạch Đằng luôn là địa điểm của các trận giao tranh.
Khoảng 500 - 700 năm trước, nơi đây là một bộ phận của châu thổ sông
Hồng. Vì thế lòng chính sông không bị xâm thực, hình phễu, sâu rộng như
bây giờ mà nông hơn và hẹp hơn. Mô tả của Nguyễn Trãi trong Dư địa chí
như sau: “Sông Vân Cừ rộng hai dặm sáu mươi chín trượng, sâu năm
thước.” Vì vậy việc tồn tại một trận địa cọc chính cắm ngang qua dòng chủ
lưu sông Bạch Đằng vào giai đoạn 500 - 700 năm trước là phù hợp với thủy
văn, địa chất lúc đó.
Tính khoa học trong việc cắm cọc trên sông Bạch Đằng vào những năm
938 thực tế là trùng khớp với nguyên lý xây dựng của thời hiện đại, đó là
hệ thống móng cọc và móng cừ tràm ở các công trình xây dựng bây giờ.
Tất cả các loại cọc đóng từ thô sơ đến hiện đại đều dựa trên một nguyên lý
khoa học căn bản là lực ma sát. Nếu chỉ đóng một Cọc thì khi có lực lớn từ
trên tác động xuống, nó sẽ dễ bị tụt xuống dưới sình. Nhưng với số lượng
cọc chi chít dính sát vào nhau, nhờ lực ma sát, chúng sẽ kết dính cứng lại
với cát và bùn đất xung quanh, kể cả sình lầy đi chăng nữa, và qua đó tạo
thành một khối cứng dưới lòng đất. Trí tuệ của ông cha chính là phát hiện
ra lực ma sát đó.
2.2. Phương pháp đóng cọc trên sông
Vào năm 2008, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Hải Phòng đã tổ chức hội
thảo “Tìm hiểu kỹ thuật cắm cọc gỗ trên sông Bạch Đằng chống giặc ngoại
xâm”. Các nhà nghiên cứu khoa học đã cùng nhau tìm hiểu phương pháp
đóng cọc trên lòng sông. Theo đó, kỹ thuật cắm cọc trên lòng sông Bạch
Đằng đã sử dụng kinh nghiệm cắm cọc đáy của dân chài ngày xưa: “Dây