giữ cọc, cọc giữ dây, dây giữ phương tiện (thuyền).” Nghĩa là vấn đề cắm
cọc sâu hay nông, cọc to hay nhỏ không quan trọng bằng sự chắc chắn của
cọc nháng và dây nháng (có vai trò đối với cọc gỗ như những chiếc neo đối
với tàu thuyền, bè mảng). Thời điểm đóng cọc là đợi lúc thủy triều rút
xuống, mực nước ở mức thấp nhất.
Kỹ thuật cắm cọc như sau: Cọc lớn được thả xuống sông, đầu gốc được
nhấn chìm một phần xuống mặt bùn, phần ngọn buộc một sợi dây để giữ và
điều chỉnh cọc. Thân cọc được dựng theo phương thẳng đứng với mặt
nước, dây nháng tiền và hậu buộc ở thân trên giữ cho cọc không bị nghiêng
ngả. Cũng tại phần trên này có que nháng buộc ngang cọc để đỡ một hoặc
hai người đứng lên nhún nhảy và lắc ngang thân cọc, nhấn cọc chìm sâu
dần. Khi cọc không xuyên xuống được nữa thì tháo đoạn tre ra, buộc lên
cao hơn và buộc thêm một đoạn tre nữa để không chỉ hai mà bốn người
cùng lắc theo nhịp. Bao giờ cọc chìm dưới mặt nước triều một mức nào đó
theo tính toán của các bô lão thì dừng lại.
Nếu ở những luồng nước sâu, khi cọc sắp chìm xuống mặt nước thì tiến
hành đặt nối vào một đoạn cọc khác bằng cách ốp bốn nửa đoạn cây tre dài
cỡ cái đòn gánh, lấy dây mây buộc thắt lại để cho người trèo lên lắc tiếp.
Đến khi cọc đứng chắc chân trong nền đất dưới đáy sông mới cởi dây mây
ra, tháo đoạn cọc gá tạm đi, lắp nón sắt vào cọc. Chính nón sắt ấy sau này
sẽ có tác dụng đâm thẳng vào ván gỗ của thuyền địch. Khi cọc cắm xuống
độ sâu ổn định, tiến hành vừa kéo lên và vừa lắc ngang, đẩy thân cọc xiên
45 độ về phía hướng rút của thủy triều.
Những đoàn thuyền của phương Bắc rồi đây sẽ nhận lấy những đoạn
xiên của những chiếc cọc này. Vỡ tan cả đoàn, vỡ tan luôn giấc mộng xâm
lược nước Việt.
2.3. Nghệ thuật chiến thắng
Điều khiến Ngô Quyền trở thành một danh tướng lẫy lừng chính là việc
tính toán được khả năng lên xuống của thủy triều và dụ được địch đến nơi