gì diễn ra đêm đó. Trận chiến được mệnh danh “Xích Bích của Việt Nam”
này được các sử gia nhà Nguyễn coi là “Đệ nhất võ công” của nhà Nguyễn.
Đầm Thị Nại là một đầm nước mặn khổng lồ thuộc thành phố Quy
Nhơn, vì có cửa hẹp thông ra biển, mà diện tích lại đủ lớn để chứa thuyền
nên Thị Nại trở thành đại bản doanh của thủy quân Tây Sơn. Nếu có dịp tới
địa điểm giờ có cây cầu vượt biển dài nhất Đông Nam Á này, chúng ta sẽ
không khỏi choáng ngợp trước sự kỳ vĩ của đầm Thị Nại, rộng lớn ngút tầm
mắt và hiểu lý do vì sao Tây Sơn dồn hết quân lực vào nơi này để mở
đường các cuộc chinh phục của họ. Nơi đây vào lúc cao điểm có thể lên tới
2000 chiến thuyền, đồng thời có tới 3 chiến hạm Định Quốc với 60 khẩu
pháo hạng nặng mỗi thuyền. Đương nhiên, để bảo vệ địa lợi này, ngay cửa
ngõ vào đầm Thị Nại là hai pháo đài Gành Ráng và Phương Mai chĩa thẳng
xuống. Thủy quân Tây Sơn được Nguyễn Huệ đào tạo để trở thành lực
lượng tiên tiến nhất, tinh nhuệ nhất của Tây Sơn. Bởi vậy Thị Nại trở thành
căn cứ tôi quan trọng của Tây Sơn. Trước trận hỏa thiêu đêm rằm tháng
Giêng năm Tân Dậu này, Nguyễn Ánh đã ba lần tấn công nơi này và cả ba
lần đều thất bại.
Tây Sơn cũng đã sẵn sàng cho trận chiến này, khi đích thân Võ Văn
Dũng đến tận Thị Nại để chỉ huy chống quân nhà Nguyễn. Nhưng trong cái
đêm rằm tháng Giêng ấy, mọi thứ đều ủng hộ chúa Nguyễn, hay vì trong
quân Nguyễn có một tham mưu thông cả thiên văn? Thủy triều lên cao nhất
vào đêm trăng rằm, hẳn ai cũng biết. Nhưng đêm đó còn có gió mạnh thổi
từ cửa biển vào đầm Thị Nại nữa. Tất cả tạo thành mồi dẫn tốt nhất cho
ngọn lửa hung tàn ấy. Nguyễn Ánh đã chuẩn bị trận cuối cùng này rất cẩn
thận, khi yêu cầu Nguyễn Văn Thành dàn quân dọc đường núi các bên của
Thị Nại ở trên bộ để ngăn quân tiếp viện. 4000 quân Nguyễn trên 26 ghe
chiến và 100 thuyền nhỏ chở đồ dẫn hỏa âm thầm vây bọc xung quanh đầm
Thị Nại. Đúng 10 giờ 30 phút tối, tiếng đại bác nổ lên đầu tiên, quân
Nguyễn ào ạt xông vào, dẫn đầu là Võ Di Nguy và Lê Văn Duyệt. Sách
Việt sử tân biên chép: “Đồn Tây Sơn ở Tam tòa sơn, ở bên phải cánh quân
tấn công chuyển một hỏa lực kinh khủng bắn xuống các thuyền chèo tay