Kết quả thế nào? Khả năng ghi nhớ của nhóm sinh viên thứ hai kém
hẳn so với nhóm sinh viên thứ nhất. Ngoài ra, một phát hiện có lẽ có ý
nghĩa hơn hết đó là: nhóm sinh viên thứ hai “bỗng dưng trông già
hơn”. Nhóm nghiên cứu kín đáo ghi hình lại hành vi của họ khi họ rời
khỏi phòng. Dù đang ở độ tuổi thanh xuân – thời kỳ sung sức nhất,
khỏe mạnh nhất – nhưng hành động và biểu hiện bên ngoài của họ
trông giống y những mô tả tiêu cực về tuổi tác trong thí nghiệm.
Những quan điểm tích cực
Từ những thí nghiệm của mình, John Bargh kết luận rằng những hình
ảnh được lưu giữ trong trí não có một sức mạnh phi thường, điều khiển cả
hành vi của ta. Nhưng không nhất thiết cứ phải là hình ảnh tiêu cực, những
hình ảnh tích cực cũng mạnh mẽ không kém, như trong câu chuyện sau:
Brad Humphrey và những đứa trẻ bị xem là đáng… bỏ đi!
Brad Humphrey là một giáo viên và cũng là nhân viên xã hội ở San
Diego. Anh dành hết tâm huyết của mình dạy học cho những đứa trẻ tuổi
thiếu niên sống tại khu ổ chuột, những đối tượng mà xã hội gần như đã từ
bỏ. Đó là những đứa trẻ đường phố, những tay buôn bán ma túy từng được
điều trị tâm thần hoặc phải ngồi tù. Tuổi thọ trung bình của đối tượng này
chỉ là 20.
Mục tiêu của Brad là chuyển đổi thái độ vô cùng tiêu cực về bản thân
của những đối tượng này và qua đó thay đổi hoàn toàn hình ảnh bản thân
của họ. Anh thực hiện điều này bằng cách hỗ trợ huấn luyện về tư duy và
thể chất. Ban đầu, anh kiểm tra khả năng ghi nhớ của các em và nhận thấy
là rất kém. Nhưng rồi anh quyết định tập trung vào thành viên kém nhất của
lớp, để cô bé tham gia vào một hoạt động riêng trong khi yêu cầu những em
khác chạy bộ trong nửa giờ.
Trong lúc đó, anh cấp tốc tập cho cô bé một số kỹ thuật ghi nhớ, dạy
cách ghi nhớ dễ dàng danh sách 20 đồ vật. Khi những em khác quay lại,
anh thách đố các em nêu danh sách 20 món đồ bất kỳ để cô bé ghi nhớ. Các