SỨC MẠNH CỦA TRÍ TUỆ XÃ HỘI - Trang 67

Đây có lẽ là nguyên tắc quan trọng nhất mà chúng ta có thể truyền đạt

cho con cái của mình. Một đứa trẻ tự tin, vững vàng trong nhận thức về giá
trị bản thân sẽ không cần phải “chứng tỏ” bất kỳ điều gì trước bạn bè cùng
trang lứa.

Những đứa trẻ tự tin (giống như những học trò của Brad) sẽ có lòng tự

trọng, có động lực và quyết tâm đạt được mục đích sống. Chúng sẽ có tầm
nhìn tươi sáng về cuộc đời mình.

Trong khi đó những đứa trẻ luôn cảm thấy bất an, thiếu tự tin thường cố

gắng bắt nạt những trẻ khác để chứng tỏ bản thân “to lớn” và “quan trọng”
trong mắt của chính mình cũng như trong mắt “băng nhóm” của chúng.

Tương tự như thế, những người trưởng thành thiếu tự tin và bất an luôn

cố chứng tỏ giá trị bản thân bằng cách lấn át bạn đồng nghiệp hoặc trở
thành một người sếp vô lý, độc tài. Song, những kiểu hành vi như thế chỉ
càng hủy hoại thêm nhận thức về giá trị bản thân và lòng tự tôn của họ.

Đó là nguyên do vì sao việc rèn luyện những kỹ năng xây dựng lòng tự

tin theo hướng tích cực – những kỹ năng nâng cao Trí tuệ Xã hội – lại có ý
nghĩa quan trọng đến thế.

Suy nghĩ tiêu cực sẽ tạo ra thái độ tiêu cực, và suy nghĩ tích cực sẽ hình

thành thái độ tích cực. Càng lặp lại một kiểu mẫu suy nghĩ nào đó, thái độ
sẽ càng được củng cố vững chắc.

Những nghiên cứu về tế bào thần kinh cho thấy khi ta có một ý nghĩ dù

là tích cực hay tiêu cực, thì đều có khả năng lặp lại ý nghĩ ấy. Nếu ta muốn
hạnh phúc, thành công và tự tin hơn, ta cần nuôi dưỡng những ý nghĩ tích
cực về người khác. Việc này cũng làm cho họ cảm thấy tích cực về ta và
mối quan hệ xã hội vui vẻ, tốt đẹp sẽ bắt đầu.

“Chẳng có điều gì tốt hay xấu; tốt xấu chỉ là do cách nghĩ của ta.”

- William Shakespeare

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.