em đồng ý làm theo, nhưng đồng thời cũng tỏ ra giễu cợt bởi biết rằng khả
năng ghi nhớ của cô rất kém và cô sẽ làm mọi thứ rối tung lên. Thử tưởng
tượng những đứa trẻ đó đã ngạc nhiên đến mức nào khi cô bé nêu thứ tự 20
món đồ một cách chính xác – cả khi đọc xuôi lẫn đọc ngược.
Thử nghiệm này đã làm thay đổi thái độ của những người khác về cô bé,
và quan trọng hơn hết là cô bé cũng thay đổi thái độ của cô về bản thân.
Trong suốt hai năm, Brad đã dạy cho nhóm trẻ này những kỹ thuật phát
triển tư duy và thể chất. Cuối giai đoạn hai năm đó, những đứa trẻ từng bị
xem là đáng bỏ đi, tự hủy hoại bản thân đã chuyển hóa thành những cô cậu
thanh niên tự tin, khỏe mạnh và mong muốn giúp chuyển hóa thái độ tiêu
cực, tuyệt vọng và “bất cần đời” ở những đứa trẻ khác.
Sự kiện quan trọng nhất trong giai đoạn hai năm ấy là việc Brad giới
thiệu những đứa trẻ này trước hơn 500 khán giả, bao gồm những nhà giáo
dục kỳ cựu, giáo sư đại học, các giáo viên và tác giả hàng đầu tại một hội
nghị giáo dục tổ chức ở Bellingham, Washington. Cả 17 cô cậu thiếu niên
khỏe mạnh và tự tin ấy đã chinh phục đám đông khán giả ở mọi thử thách
về tinh thần, như các trò chơi về ghi nhớ, tư duy sáng tạo, v.v.
Nhóm thiếu niên đã chinh phục hoàn toàn các nhà giáo dục!
Việc làm của Brad Humphrey đã khẳng định rằng khi vượt lên những
ngờ vực, với sự quan tâm và tình thương đúng mực, người ta hoàn toàn có
thể thay đổi thái độ của người khác. Và khi thái độ thay đổi, cuộc đời cũng
sẽ thay đổi.
Lòng tự tin
Brad thành công vì anh tin vào lũ trẻ, đồng thời tin rằng anh có thể đánh
thức lòng tự tôn và sự tự tin ở chúng. Tự tin là chìa khóa quan trọng để mở
ra thành công và phát triển Trí tuệ Xã hội. Khi ta tin tưởng vào bản thân,
vào sức mạnh và khả năng của mình, ta sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu và
“là chính mình” trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Điều này sẽ khiến người khác
cũng thoải mái với sự hiện diện của ta.