56
ta dứt tuyệt những điều này, thì chúng ta lấy gì để mà
quán chiếu? Đây là tại sao chúng ta cần phải thu thúc
lục căn. Kiềm thúc là giới. Có giới luật về sự kiềm thúc
lục căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và tâm. Những thứ
này là giới luật, và chúng là sự hành thiền của chúng ta.
Hãy suy ngẫm câu chuyện sau đây về Xá Lợi Phất.
Có một lần, trước khi thọ giới Tz Khưu, ông nhìn thấy
một vị sa môn đang đi khất thực, và suy nghĩ, “Vị Sư
này rất khác thường. Ông không đi quá nhanh hay quá
chậm, áo choàng thì rất cũ, nhưng phong thái thì thu
thúc”. Xá Lợi Phất cảm thấy thích vị Sư đó, nên tiến đến
gần, cung kính chào và hỏi:
- Thưa Ngài, Ngài là ai?
- Tôi là một sa-môn.
- Thầy của Ngài là ai vậy?
- Đức Thích Ca Mâu Ni là thầy của tôi.
- Đức Thích Ca Mâu Ni dạy điều gì thế?
- Ngài dạy rằng tất cả các pháp sinh khởi đều do
nhân duyên
22
. Khi chúng ngừng, đó là vì nhân
duyên ngừng.
Khi Xá Lợi Phất hỏi về Phật Pháp, vị sa môn cho
ông một bài pháp ngắn về lý nhân quả. Các pháp sinh
khởi bởi vì có nguyên nhân. Nhân đến trước và quả
theo sau. Nếu muốn ngừng quả, nhân phải ngừng
trước. Đó là tất cả những gì ông nói, nhưng như thế là
đủ đối với Xá Lợi Phất rồi. Đây là nguyên nhân cho sự
phát sinh của pháp. Vào lúc đó, Xá Lợi Phất có đủ mắt,
22
Nhân duyên là các lý do chính (nhân) và các điều kiện hỗ
trợ (duyên). Xem phụ lục Mười Hai Nhân Duyên.