58
giác ngộ trong quá khứ, bao gồm Đức Phật đều sống
với những thứ này. Họ sống trong thế giới này giữa
những người vô minh và chứng ngộ chân l{ ngay nơi
đây, không nơi nào khác. Nhưng họ có trí tuệ. Họ đã
kiềm lục căn của họ.
Kiềm thúc không có nghĩa là chúng ta không thấy,
nghe, ngửi, nếm, xúc chạm, hay suy nghĩ gì cả. Nếu
hành giả không hiểu điều này, thì ngay khi họ vừa nhìn
thấy hay nghe một điều gì; họ sẽ chạy như bay đi nơi
khác, cho rằng làm như thế, trần cảnh
24
sẽ mất dần lực
lượng đối với họ, để rồi cuối cùng họ sẽ vượt lên khỏi
nó. Nhưng họ sẽ không đi đâu cả. Họ sẽ không vượt lên
một thứ gì cả bằng cách đó. Nếu họ chạy đi nơi khác,
mà không hiểu bản chất của nó, thì sớm muộn rồi, nó
cũng sẽ quay lại và họ sẽ phải đối diện với nó lần nữa.
Chẳng hạn, có những hành giả không bao giờ hài
lòng, dù họ ở tại thiền viện, trong rừng, hay trên núi.
Họ đi lang thang, nhìn qua nhìn lại, cho rằng họ sẽ tìm
thấy sự mãn túc (đầy thỏa mãn) bằng cách đó. Họ lên
đến đỉnh núi và reo lên, “A! Đây rồi, ta đã tìm được
rồi”. Họ sống bình an được vài ngày và rồi cảm thấy
chán. “Hay là mình thử ra bờ biển. Ồ! ở đây mát mẻ,
thoải mái quá. Chỗ này thích hợp với mình hơn”. Sau
một lúc, họ lại chán. Chán rừng, chán núi, chán biển,
chán hết mọi thứ. Đây không phải là sự chán ngán thế
gian theo đúng nghĩa cái mà nhà Phật gọi là Chánh
Kiến. Nó chỉ là sự buồn chán một quan niệm sai lầm.
Khi họ trở lại thiền viện, “Bây giờ, mình sẽ làm gì đây?
24
Trần cảnh là đối tượng của một trong các giác quan như
hình sắc, âm thanh, mùi, vị, xúc chạm và pháp.