tương lai. Mỗi dân tộc trong khu v c Đông Nam Á đều có treo một
quả chuông trước c a sổ tâm hồn của mình. Tôi nghĩ nhà văn
chúng ta có sứ mạng phải rung nh ng quả chuông đó lên, bằng văn
chương…”. Diễn từ này tôi nhờ nhà văn kiêm dịch giả Mai Sơn
chuyển ng sang tiếng Anh cho chắc ăn. Mai Sơn cười hè hè:
“Đúng rồi, chuyện văn chương học thuật, lại đọc trước Hoàng gia và
giới tinh hoa Thái Lan, để tui dịch sao cho thiệt… sang trọng”. Rốt
cuộc, bản tiếng Anh “sang trọng” này in trong sổ tay phát cho quan
khách, còn tất cả các nhà văn được giải được yêu cầu đọc bằng
tiếng mẹ đẻ. Bài thơ thì tôi nhờ Tôn Thất Huy, em của nhà thơ Thận
Nhiên, chuyển ng .
S hạn chế trong giao lưu văn học gi a các nước ASEAN, tôi đã
thấy lúc ngồi nhà, qua Bangkok gặp các nhà văn nhà thơ bạn, đọc
các tác phẩm của họ, mới thấy đó là một thiếu sót lớn. Họ gần gũi
với chúng ta và họ có nh ng thành t u nhất định; các nền văn học
láng giềng hoàn toàn có thể kích thích lẫn nhau phát triển. Tôi bỗng
mơ đến một tạp chí văn chương Đông Nam Á, tập hợp các cây bút
của khu v c ASEAN và phát hành đồng thời ở tất cả các nước bằng
thứ ngôn ng của mỗi nước. Mỗi năm một tập cũng đã là quá tốt.
Nhưng làm sao để th c hiện? Hay là tôi đang mơ một giấc mơ?
Sài Gòn Giải Phóng 21-11-2010