SƯƠNG KHÓI QUÊ NHÀ - Trang 17

2

độc giả lứa tuổi tôi bây giờ đọc lại vẫn còn bâng khuâng tiếc nhớ.
Ngôi trường này bây giờ đã đổi tên thành trường Trần Cao Vân và
không còn dành riêng cho n sinh như trước đây.

Từ xưa, Quảng Nam đã là một trong nh ng địa phương có con
dân đi lưu lạc nhiều nhất nước. Vì vậy nỗi hoài nhớ quê hương
trong lòng người Quảng Nam xa xứ dằng dặc và rất sâu đậm.

Vào Sài Gòn, đa số người Quảng tha hương sống quần tụ tại làng
dệt Bảy Hiền. Để gần gũi nương t a và giúp đỡ nhau là một lẽ. Lẽ
khác, để thỏa mãn cái nhu cầu sâu xa về mặt tinh thần: được sinh
hoạt, chung đụng gi a một cộng đồng thân thuộc. Làng dệt Bảy
Hiền tồn tại như một “đặc khu”: chỉ ở đó mới có bán cái bánh đúc,
bánh ú, bánh tráng đó, mới có trái dưa gang đó, củ nén đó, cục
đường bát to đùng đó, mới ngoảnh tới ngoảnh lui đều nghe được
cái giọng Quảng đặc sệt đó. Lạc vào khu Bảy Hiền, có cảm giác
người Quảng xa xứ đã tìm cách bê nguyên cái làng ruột thịt của
mình theo. Để thỏa nỗi hoài cố quận.

Tôi là nhà văn. Nên tôi thỏa nỗi nhớ quê của mình theo cách của

người hành nghề bằng con ch . Nh ng k niệm, nh ng vùng đất,
nh ng gương mặt bạn bè ấu thơ thi nhau hiện lên trong hết cuốn
sách này đến cuốn sách khác. Đến bây giờ, tôi vẫn băn khoăn t
hỏi: có phải đó là nguyên nhân sâu xa khiến tôi trở thành nhà văn
chuyên viết cho tuổi thơ - một thế giới lung linh mà một kẻ tha
hương không nguôi nhớ đến và tìm mọi cách tái tạo trong nh ng
trang viết của mình?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.