7
nhiều trong ngày hôm đó. Và một câu nói khiến tôi nhớ mãi “Bây giờ
mình chỉ ước nằm ngủ một giấc rồi đi luôn. Như vậy là đẹp nhất”.
Bây giờ, câu nói đó đã ứng nghiệm: anh ra đi ngay trong giấc ngủ,
khi cháu Sao Kim vào lay anh dậy thì anh đã mất. Tôi hiểu anh, anh
không muốn sống lay lắt để vợ con phải c c khổ chăm sóc, bạn bè
phải quan tâm lo lắng. Đó là tính cách của anh: sống không bao giờ
muốn làm phiền ai, kể cả làm phiền chính mình. Anh không muốn
bắt thể xác cường tráng ngày nào của anh bây giờ phải cam chịu
chứng bệnh tiểu đường quái ác hành hạ: cơm không dám ăn, rượu
không dám uống, xe không dám lái. Thỉnh thoảng, liều mạng uống
cốc bia, anh lại bừng bừng hào sảng “Nguyễn Nhật Ánh mà hát hò
gì, tao mà không bị bệnh tao cho nó tắt đài luôn!”, “Đỗ Trung Quân
mà bia rượu gì, tao mà không bị bệnh tao chấp mười thằng như nó”.
Ôi, “tao mà không bị bệnh”, anh gân cổ hét rất to mà sao tôi vẫn
nghe toát ra mùi vị cay đắng của kẻ bị số phận thình lình đánh úp.
Chẳng thà anh bị một chứng bệnh khác. Còn tiểu đường - đối thủ
mà một con người tràn trề sinh l c như anh có lẽ không bao giờ
muốn đối diện.
Tôi muốn kết thúc bài tưởng niệm về anh, một người bạn thân
thiết và có lẽ là cây viết đầu tiên của phong trào thanh niên xung
phong thành phố đã xa rời “cõi tạm” bằng bài thơ của chính anh
rút từ trong tập Thời k niệm và hoa tím ngày xưa. Bài thơ được anh
đặt tên là Cõi tạm: “Mai về v i đất/ Thương lắm cu c đời/ Dẫu là cõi
tạm/ Xa cũng ngậm ngùi/ Nh bao gã bạn/ Cùng quê cơ hàn/ Áo
cơm chưa đủ/ Vẫn hoài lang thang/ Thương người tình cũ/ Yêu ta l
lầm/ Mai không đến đư c/ Trong ngày đưa quan/ Thương nhà tập
thể/ Lâu lâu ta về/ V con đi vắng/ M t mình nằm queo/ Mai về v i
đất/ Thương quá con khờ/Mai r i m i biết/ M t mình bơ vơ…”. Viết
đến đây, tôi lại xốn xang nhớ đến anh, nhớ đến Ánh Hồng và cháu
Sao Kim. Tôi phải ngăn nước mắt để nói nốt với anh câu này: Xa rời
cõi tạm để về với vùng trời hoa tím đối với Cao Vũ Huy Miên dù sao
cũng là một cuộc trở về đẹp đẽ. Xin bạn tôi hãy bình yên!
Sài Gòn Giải Phóng 27-11-2008