SƯƠNG KHÓI QUÊ NHÀ - Trang 79

3

4

Bình Nguyên là tên một xã của huyện Thăng Bình, Quảng Nam. Ở
đó có trường Tiểu La mà chúng tôi theo học. Trường Tiểu La nằm
ở thị trấn Hà Lam, trong khi nhà Khế ở Liễu Trì, mỗi ngày đi về

phải cuốc bộ gần chục cây số, nên hồi đó Khế hay ở lại nhà tôi - ba
má tôi và các em tôi coi Khế như thành viên trong gia đình một cách
t nhiên. Dưới chế độ miền Nam lúc đó, ba tôi là trưởng chi thông tin
huyện, còn ba Khế đi tập kết, thuộc gia đình cách mạng, nhưng hai
anh em vẫn chơi với nhau rất thân - đó cũng là điểm đặc biệt của
con người và thế s Việt Nam. Sau ngày 30-4-1975, gia đình tôi dọn
về quê, ba tôi đi học tập cải tạo, còn Khế bấy giờ là anh cán bộ cách
mạng sinh hoạt ở Hội văn nghệ Trung Trung bộ, lặn lội vào tận Cẩm
Lũ để thăm má tôi và các em tôi. Sau đó Khế vào Sài Gòn tìm tôi, lúc
này đang thất nghiệp vì không được phân bổ nhiệm sở sau khi tốt
nghiệp Đại học Sư phạm do vấn đề lý lịch. Sau bao nhiêu năm xa
cách, Khế và tôi gặp nhau trong hai hoàn cảnh khác nhau vẫn mừng
rỡ, hồn nhiên, thân thiết như ngày nào, có cảm giác như không hề
có cuộc chiến nào chảy qua gi a tình bạn của chúng tôi. Lúc tôi lấy
vợ, chính Khế là người tích c c lo xe cộ và lẽo đẽo cùng tôi đến họ
nhà gái, trong vai trò như một chàng phụ rể.

Nhân chuyện thời cuộc, cũng nên nhắc thêm về số phận của bút
nhóm văn chương đầu đời của bọn tôi: cho tới 1975, Nguyễn
H u Sơn và Nguyễn Công Long rớt tú tài, đi lính Cộng hòa và

chết trận. Nguyễn Công Khế thì bị chế độ Sài Gòn bắt tù năm 1972,
Huỳnh Văn Hoa (bây giờ là Thành ủy viên Đà Nẵng, Giám đốc Sở
giáo dục) cũng tham gia phong trào học sinh sinh viên đấu tranh như
Khế, phải bỏ trường Phan Chu Trinh, chạy vô học Trần Quý Cáp ở
Hội An. Chỉ có tôi, Nguyễn Tấn Lê, Phan Văn Minh và Hồng Vân
Tiên là không gặp biến động lớn. Hồi học cấp hai, tôi cũng thường
đến chơi nhà Khế - căn nhà tuềnh toàng, trống huếch trống hoác, gió
thổi lộng, hai đứa nướng khoai ăn rồi nằm lăn ra ngủ trên bộ phản
trong khi mẹ Khế đội nón xăn quần mải mê cặm cụi trên vạt ruộng
sau nhà. Cái hình ảnh người mẹ già lủi thủi tần tảo nuôi đứa con côi
cút như cánh cò cô đơn lặn lội trong ca dao đó đến bây giờ vẫn còn
ám ảnh tôi ghê gớm. Còn Khế, nhớ đến má tôi, bao giờ Khế cũng
nhớ đến món cá nục kho dưa trong nh ng b a cơm với đàn con
đông đúc bu quanh. Đến bây giờ tuần nào Khế cũng ghé quán Đo

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.