5
6
Đo để ăn cơm với món cá nục thời thơ ấu, lý do “ăn để nhớ bà già
mi”.
Do vai trò và công việc của một tổng biên tập, con người tình
cảm của Nguyễn Công Khế hằng ngày chắc ít có điều kiện bộc
lộ. Do việc viết lách bận bịu, tôi cũng ít gặp Khế dù tôi phụ trách
một mục trên tờ Thanh Niên của anh suốt mười lăm năm nay.
Nhưng qua nh ng lần tâm s hiếm hoi, qua nh ng gì bằng h u văn
nghệ nhắc về anh, qua cách đối x của anh với bạn học thời thơ ấu
và thái độ khiêm cung và trân trọng đối với các thầy cô giáo cũ, tôi
biết Khế là con người chu đáo trong tình cảm. Trong cuốn sách anh
mới tặng tôi, bài Tập sách của m t người thầy khiến tôi rất xúc động.
Thầy giáo Đạo, thầy giáo Cương, thầy Quốc mà anh nhắc đến với
lòng biết ơn sâu sắc là nh ng người thầy mà chúng tôi từng học.
Các ông thầy giáo làng, các thầy trường huyện khiêm tốn trong con
mắt của Khế là nh ng bậc tôn sư mà không có họ, anh tin là cả một
lớp học trò sẽ không có ngày hôm nay. Khế đã tâm tình thay cho cả
một thế hệ.
Th c ra hầu hết nh ng bài trong tập Gõ c a đêm giao th a thế
k đều đề cập đến nh ng vấn đề thời s có phạm vi rất rộng, từ
chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục đến các vấn đề quốc tế. Tôi
đã đọc nh ng bài này của Nguyễn Công Khế khi in trên báo và nhiều
người đã nhắc tới. Có lẽ điều đáng nói nhất - vì nó xuyên suốt trong
các bài viết của anh - đó là s trăn trở của một nhà báo, trước hết là
của một công dân. Với Khế, không có bất công nào là nhỏ - vì bất
công nào cũng cản trở s tiến bộ của xã hội. Việc chỉ đưa một con
cá heo vô biểu diễn ở Việt Nam để phục vụ ngành du lịch mà hàng
đống cơ quan như Kế hoạch - đầu tư, Văn hóa - thông tin, Nông
nghiệp và phát triển nông thôn, Giao thông công chính, Văn phòng
Kiến trúc sư… phải xét duyệt đến hai năm trời với trên hai mươi con
dấu đối với Khế cũng đáng bức xúc như nh ng bất cập trong chính
sách thuế, chính sách xuất khẩu nông sản hay thu hút vốn đầu tư
nước ngoài. Anh mừng khi một làng quê nghèo có điện, các phương
tiện y tế, giáo dục, giao thông được cải thiện nhưng anh cũng sẵn
sàng “giãy nảy” lên khi biết được cũng chính cái làng quê đó còn tồn
tại không ít nh ng bất công.