7
8
Tôi vẫn cho rằng một trong nh ng chức năng quan trọng nhất của
báo chí là bắt rễ vào nhân dân. Nhà báo phải là chiếc cần ăngten
cắm sâu vào đời sống, thu bắt nh ng tín hiệu vui buồn của nhân
dân để trình bày trung th c, nhiều chiều và có trách nhiệm nh ng
điều đó trên mặt báo, trước công luận. Báo Thanh Niên của Nguyễn
Công Khế đã làm được nhiều việc theo xu thế đó qua vụ Nguyễn
Mạnh Huy, qua vụ Năm Cam - là vụ mà anh phải đánh cược bằng cả
sinh mạng chính trị lẫn tính mạng của mình. “Làm báo, tôi chỉ sợ mỗi
một điều là ta làm việc gì đó để cho nh ng người tốt, người trung
th c ghét mình, xa lánh mình và coi thường mình chứ tôi tuyệt đối
không sợ người xấu ghét bỏ và thù hằn mình”. Với tính cách đó, với
kiểu làm báo đó, chắc chắn Nguyễn Công Khế bị không ít người “thù
hằn” và “ghét bỏ” - như lời chúc ngày nào của phóng viên APN của
Liên Xô cũ Evgeny Leng: “Chúc báo Thanh Niên sẽ có kẻ thù”.
Nguyễn Công Khế có kẻ thù, chắc thế. Nhiều lúc anh tỏ ra rất
mệt mỏi, đặc biệt trong thời gian báo Thanh Niên đang tấn công
mạnh vụ Năm Cam và anh đang chịu rất nhiều áp l c, từ nhiều
phía. Một lần trên chặng đường từ Sài Gòn đi Thủ Đức, lần đầu tiên
tôi nghe Khế nói bằng cái giọng bùi ngùi như mượn của ai “Tau
muốn đổi cái chức tổng biên tập báo để làm một nhà văn viết cho
thiếu nhi như mi quá, Ánh ơi!”. Nhưng có lẽ đó là phút yếu lòng hiếm
hoi của Khế. Con người tình cảm hay yếu lòng, nhưng chỉ thoáng
chốc. Rồi Khế lại v ng tin, lại quên phắt nh ng tổn thương, nh ng
bất trắc. Anh lại xông vào trận địa với s quả cảm, vì lý tưởng của
mình. Cái kiểu người đó, tôi cũng từng bắt gặp nơi nh ng anh em
làm báo xuất thân từ phong trào học sinh sinh viên mà tôi đã có dịp
cộng tác gần gũi như Võ Như Lanh, Kim Hạnh, Lê Văn Nuôi, Lê
Hoàng… Mà phải như thế chứ, đã “gõ c a đêm giao thừa thế k ”,
c a đã mở rồi, thì lúc đó Khế phải… “gồng mình” làm báo tiếp, để
“tổn thọ” vì đấu tranh cho dân giàu nước mạnh nhưng cũng để được
sung sướng “xin nghìn lần cảm ơn ngọn l a đem lại cho con người
nồi cơm” chứ hổng lẽ một con người như Khế lại có thể trốn đi đâu
trong thế k này?
Sài Gòn Giải Phóng 4-3-2006