Một người viết nh ng câu thơ ngơ ngác “Dòng sông có thật
không ta? Ta về ta h i mình ba bảy lần”, làm sao có thể già?
Một người lúc nào cũng háo hức mua vé về tuổi thơ “Theo
chuyến xe lam về Tiên Thủy/ Xem năm mười b n mất hay còn ”, làm
sao có thể già?
Bây giờ người ta hay nói về thơ cách tân trong khi Chim Trắng
cách tân thơ từ rất lâu. Trong một phát biểu trên báo Lao Đ ng cách
đây sáu năm, nhà phê bình Huỳnh Như Phương khẳng định nếu
chọn hai nhà thơ tiêu biểu ở thành phố Hồ Chí Minh trong ba mươi
năm qua, anh sẽ chọn Nguyễn Duy và Chim Trắng. Chọn Chim
Trắng, vì ý thức đổi mới thơ từ rất sớm, âm thầm, không đao to búa
lớn nhưng kiên trì, bền bỉ và hiệu quả.
Nhưng khi nghĩ về nhà thơ Chim Trắng, tôi thường nghĩ nhiều
hơn về con người ông, về s chăm lo chu đáo, về tình cảm ông
dành cho các cây bút trẻ. Tôi chưa thấy một nhà thơ đàn anh nào
quý trọng các cây bút trẻ như Chim Trắng. Bùi Chí Vinh, Lê Thị Kim,
Thanh Nguyên, Lý Lan, Lưu Thị Lương, Đỗ Trung Quân, Nguyễn
Trọng Tín và tôi nh ng năm đầu tiên sau 1975 đều được tờ tuần
báo Văn Nghệ thành ph H Chí Minh mà Chim Trắng là trưởng ban
thơ, sau đó là tổng biên tập, dành cho nhiều ưu ái. Ông quý anh em
trẻ, coi họ như bạn bè, chưa bao giờ lên giọng dạy bảo như các
“đàn anh văn nghệ” hiện nay. Hơn thế n a, ông sẵn sàng bênh v c,
bảo vệ các anh em trẻ đến cùng trong trường hợp họ bị “chụp mũ
chính trị” vào cái thời tranh tối tranh sáng của lịch s , đặc biệt liên
quan đến “chủ nghĩa lý lịch”. Sau này, thời gian trôi qua, các cây bút
trẻ hầu hết đã thành danh, nhưng mỗi khi có dịp gặp nhà thơ Chim
Trắng, trông họ quây quần tíu tít quanh ông, mới thấy anh em văn
nghệ yêu quý ông đến chừng nào.
Chim Trắng là người tr c tính, ngay thẳng, yêu ghét rõ ràng. Ông
là một nhân cách lớn cả trong văn chương lẫn trong đời sống.
Người như vậy, ắt phải có kẻ thù. Nhưng người yêu mến ông và
cảm phục ông nhiều hơn gấp nghìn lần.