cho cấp dưới, bận chiêu đãi đối tác Đông Âu… Tôi đồ rằng Brunel không
ghen (một mụ xấu như thế thì có gì đáng ghen), nhưng hẳn là rất thận trọng
và cách tốt nhất là càng tránh được thằng trai trẻ chừng nào càng tốt chừng
đấy. Ngay cả thứ Bảy cũng để hai mẹ con tự do bát phố. Và thằng trai trẻ
diện mới oách làm sao!
Tôi và Hanah bỏ bánh mì ra ăn. Nó nhai chậm chạp, có vẻ như bánh mì khu
nhà giàu cũng chẳng khác bánh mì Clichy là mấy. Ăn xong, nó tự mở nước,
uống một hơi hết sạch rồi ngả lưng ra ghế, nhắm mắt lại. Tôi cứ ngỡ nó sẽ
làm một giấc ngon lành. Giờ này cũng là giờ ngủ trưa ở lớp mẫu giáo. Thế
mà con bé loay hoay quay phải quay trái. Hẳn là để đỡ phải thở dài. Nó biết
bây giờ chỉ có hai người ngồi trong xe, giữa con đường vắng ngắt, tiếng thở
dài của nó dù nhẹ đến mấy vẫn đến được tai tôi. Tôi không có gì để tâm sự
với nó thì con bé cũng chẳng có gì để tâm sự với tôi. Thở dài chẳng qua
cũng là một cách tâm sự, có khi còn mệt hơn cả tâm sự thường. Tôi liếc
mắt nhìn sang nó cũng thấy nó liếc mắt ngó sang tôi. Không hiểu nó nghĩ gì
trong đầu.
Tôi thấy thèm được quay về nhà, tìm một chỗ ấm áp trên giường, ngủ một
giấc không cần hai viên rưỡi thuốc an thần. Thật là vô lý! Sao tự dưng tôi
lại lôi Hanah đến cái chỗ quỉ quái này rồi mất ngày mất buổi với các vị nhà
giàu, các vị nhà giàu chơi đồ trắng từ đầu tới chân, các vị nhà giàu khác tôi
một trời một vực. Chị ô-sin tạp dề trắng. Gia đình Thiên chúa giáo lúc nãy
cũng đồng phục trắng. Trong hàng người mua bánh vừa rồi hẳn hơn nửa là
quần tây trắng, áo choàng trắng, mũ phớt trắng, khăn lông trắng… Cô bán
bánh cười cười là phải (váy xòe của cô ta cũng trắng nõn trắng nà). Chẳng
cần thuộc mặt thuộc tên dân khu phố, cô ta thừa biết cái áo không màu của
tôi có đem cho ông gác cổng hay anh lái xe thì họ cũng đem về Bồ Đào
Nha tặng lại cho ông gác cổng và anh lái xe của họ. Các vị kia có chịu diện
nó hay không thì chẳng ai hay. Dân nghèo Bồ Đào Nha đang mải xây mộng
đẹp cùng tân tổng thống, nghe nói tuy cánh hữu nhưng cực kì thương