hừng hực sức sống. Hai mẹ con ôm nhau ngoài đường, hôn nhau trước mặt
người quen, trần truồng cạnh nhau trên bãi biển. Thiên hạ không thể chê
trách mụ ta ở điểm nào (nói chung, loạn luân là tội chỉ để dành cho các ông
bố). Brunel cũng không thể trách mụ ta ở điểm nào (hắn không dám thì
đúng hơn, hắn hiểu rõ hoàn cảnh “thất sủng” của mình, “vớ vẩn là bị ra
đường như chơi”, đến cô bán bánh còn biết nữa là).
Người từ các căn hộ lục tục kéo ra. Tất cả đều ăn mặc trọng thể (màu trắng
luôn được ưu tiên). Hóa ra là để đi lễ nhà thờ. Tôi nhanh chân phóng xuống
tầng trệt, và sau đó còn phải nhanh chân hơn nữa để chuồn ra ngoài, các vị
gác cổng mà phát hiện ra thì khéo xơi cán chổi trừ bữa.
Cửa xe đóng đúng lúc cả nhà Brunel chui ra khỏi cổng. Mụ vợ tất nhiên ở
vị trí trung tâm, hai tay quàng hai cận thần (vẫn bên trái là thằng trai trẻ và
bên phải là Brunel). Ba sinh vật trắng di chuyển về hướng nhà thờ. Mỗi khi
gặp người quen, ba mái đầu cùng nhẹ gật, ba nụ cười cùng hé nở, ba bàn
tay (đeo găng trắng) cùng đưa ra bắt (nếu để ý thật kĩ sẽ thấy mụ vợ luôn
hành động trước tiên). Ai nỡ nghi ngờ một gia đình kiểu mẫu như thế. Chúa
càng không. Chúa thừa [hay là hiền minh? OK] nhưng lại quá nhân từ và ở
tít trên cao.
Sáng Chủ nhật quận 16, hè đường mấp mô những làn sóng màu trắng còn
lòng đường lại không một bóng xe (cái vẻ yên bình ấm cúng “đặc Pháp”
này cũng thường xuyên có mặt trong các tác phẩm văn học). Tôi và Hanah
dễ dàng giữ khoảng cách một trăm mét sau lưng bọn nhà Brunel. Con bé
không đợi nhắc đã tự động khóa dây bảo hiểm, lại còn ra dấu cho tôi đội
mũ. Tôi ngó đầu vào gương, chỉ thấy một cục tròn tròn tôi tối hở hai con
mắt không hiểu màu gì. Về khía cạnh nào thì chúng tôi cũng xa lạ với đám
người quí tộc kia. Tôi chìa ra mấy cái kẹo mút của cô bán bánh. Hanah bóc
một chiếc cho vào mồm, rồi bóc chiếc nữa ấn vào miệng tôi, nhưng vì
miệng bị mũ che kín nên kẹo rơi ra ngoài. Con bé bật cười. Có vẻ như nó
bắt đầu thích thú với công việc thám tử tư của hai chúng tôi. Tôi thì ngán