chắc là do tôi chẳng hiểu gì về kinh tế học cả. Tôi chẳng cảm thấy một chút
thú vị gì. Trong cái môn học mà nếu không có tiền đề “con người là ích kỷ
tham lam, vĩnh viễn tham lam ích kỷ” thì không thể nào được thành lập này,
đối với người không tham lam mà nói, thì vấn đề phân phối chẳng mang lại
chút hứng thú nào. Tuy nhiên, khi đọc quyển sách này, tôi lại thích thú ở
một điểm khác. Đó là tác giả đã có sự liều lĩnh và dũng khí phá hủy hết tư
tưởng xưa nay từ gốc đến ngọn, không chút do dự nào. Và tôi chợt nghĩ đến
hình ảnh một người đàn bà chạy trong giá lạnh đến nhà người mình yêu cho
dù điều đó vi phạm đạo đức đến thế nào đi nữa. Tư tưởng phá hoại. Sự phá
hoại là điều buồn bã, bi ai nhưng đẹp đẽ. Một giấc mơ về sự phá hủy, tái
thiết và tựu thành. Mặc dù sau khi phá hoại, ngày tựu thành có lẽ sẽ không
bao giờ đến nhưng vì tình yêu ta phải phá hủy, ta phải làm một cuộc cách
mạng. Rosa đã dành cho chủ nghĩa Marx một tình yêu nhiệt thành buồn bã.
Đó là mùa đông của mười hai năm về trước.
- Bạn đúng là một cô gái trong nhật ký Sarashina[2] đấy nhỉ. Nói gì với bạn
cũng vô ích thôi.
[1] Rosa Luxemburg (1871-1919), chiến sĩ cộng sản người Ba Lan, nhà
triết học, nhà lý luận chủ nghĩa Marx. Franz Mehring, người viết tiểu sử
Marx, từng nói Rosa Luxemburg là khối óc tốt nhất sau Marx (the best
brain after Marx).
[2] Nhật ký Sarashina
更級日記 do con gái của Takasue viết vào khoảng
năm 1060, thời Heian, thuật lại những chuyện trong khoảng thời gian từ
năm bà mười ba tuổi khi theo cha về Kinh thành cho đến năm năm mươi
hai tuổi. Trong đó có nhiều đoạn miêu tả những cơn mộng mị. Người bạn
ám chỉ Kazuko như “kẻ mơ ngày.
Người bạn ấy nói thế rồi bước đi. Khi ấy, tôi gửi trả quyển sách của Lênin
mà tôi chưa đọc.