Vì có tâm trạng như thế nên tôi bị hấp dẫn trước cái vẻ thua cuộc của Dazai.
Lúc tôi đang đọc tác phẩm Dazai ngấu nghiến thì mẹ tôi lại bảo “mẹ cực kỳ
ghét Dazai đấy”. Rồi mẹ nói thêm “Nhu nhược ủy mỵ lắm. Vậy mà con lại
hay đọc truyện của tác gia này nhỉ”. Lúc đó tôi nghĩ “Ah, mẹ chẳng có tình
cảm, chẳng biết cảm thụ gì cả”.
Mặc dù thích văn Dazai nhưng lúc ấy tôi cũng không hiểu rõ lắm về một
tiểu thuyết của ông. Đọc qua một lần tôi không thể nào thẩm thấu được,
buông sách mà thở “phù” một tiếng thôi. Đó là tiểu thuyết “Tà dương”.
Người mẹ vốn là quý tộc cùng cô con gái tên Kazuko gia cảnh sa sút nên đã
chuyển về sống ở Izu. Người em trai là Naoji bị nhập ngũ nhưng đã trở về,
chìm trong rượu và thuốc phiện, sống một cuộc đời trụy lạc. Không có cách
sinh nhai, người mẹ chết trong cùng quẫn vì bệnh lao như một người phụ
nữ quý tộc cuối cùng, Naoji cũng tự sát. Kazuko yêu ông Uehara mà đã
từng quen biết trước đây qua Naoji, rồi mang thai, quyết tâm sinh đứa con
của ông này cho dù Uehara là người đã có gia đình.
Đây không phải là một quyển tiểu thuyết khó đọc. Câu chuyện có một kết
cấu rõ ràng. Trong khi đọc, tôi cứ muốn lật sang trang tiếp để xem tiếp theo
sẽ như thế nào. Nhưng khi đọc xong, tôi khi ấy mới hơn mười tuổi đưa ra
kết luận là “mình không hiểu lắm”. Không thấy đồng cảm[3] với nhân vật
nào cả, cũng không bắt gặp những đoạn văn khiến mình phải vỗ đùi “Đúng,
đúng vậy” như những tác phẩm khác. Vì vậy mà tôi kết luận mình không
hiểu rõ lắm rồi không mở ra đọc thêm lần nào nữa. Trong khi đó tôi đọc lại
những tác phẩm khác của ông như “Nữ học sinh”, “Thất lạc cõi người”,
“Giã biệt”, “Bông hoa của chú hề”.
[3] Nguyên tác là “cảm tình di nhập”
感情移入, vốn là chữ người Nhật
dịch khái niệm mỹ học “einfuhlung” của nhà tâm lý học Thoedore Lipps,