thường được dịch là đồng cảm, thấu cảm, thần cảm, nghĩa là cảm-thấy-từ-
bên-trong (in-feeling).
Ngoài hai mươi tuổi, tôi đột nhiên không muốn nói là mình thích truyện
Dazai Osamu nữa. Tôi cứ cảm thấy xấu hổ thế nào. Lời mẹ nói “nhu nhược,
ủy mị” như hiện ra trước mắt tôi. Khi nghĩ đến sự phiền phức của tác gia
này, như sự tinh tế, mẫn cảm, tự ý thức, sự khao khát cái chết, cảm giác
thua cuộc và thấy mình ngâm trong “sự phiền phức” đó, tôi cảm thấy xấu
hổ ngại ngùng. Vì thế khi người ta hỏi tôi tác gia yêu thích là ai, tôi nhất
định không nói tên Dazai Osamu.
Sau một thời gian dài không đụng đến giá sách như thể niêm phong, tôi bắt
đầu đọc lại những tác phẩm của Dazai, đó là khi ngoài ba mươi lăm tuổi.
Tôi đọc lại không phải vì ý mình muốn thế mà vì công việc. Và quyển đầu
tiên tôi cầm trong tay lại là “Tà dương”. Quyển tiểu thuyết mà hai mươi
năm trước tôi đã kết luận “Mình không hiểu lắm”.
Bắt đầu đọc lại, tôi ngạc nhiên sửng sốt. Dĩ nhiên lúc đó tôi cũng không
thấy đồng cảm với riêng nhân vật nào và cũng không đưa tay vỗ đùi kêu
“đúng vậy, đúng vậy”. Tuy thế, tôi nhận ra sự đồng cảm chỉ là một cái cảm
tưởng vô cùng nhỏ nhoi mà thôi. Cái sức hấp dẫn của một quyển tiểu thuyết
không phải chỉ có thế. Tuy không cảm thấy thân thiết với nhân vật nào
trong truyện, cũng không gặp những đoạn văn rúng động tâm can, ta vẫn có
thể thấu nhập vào quyển tiểu thuyết đó. Tôi khi đã ngoài ba mươi tuổi mới
chính thức “thấu nhập” được tiểu thuyết “Tà dương”.
Cuộc sống đẹp đẽ còn sót lại những ưu nhã ngày xưa của hai mẹ con dần
dần sa sút xuống, dơ bẩn đi. Trong sự tượng trưng như thế, Kazuko đã yêu
ông Ueharaên tửu quỷ bạt mạng. Rồi từng chút từng chút một, trong tiểu
thuyết bắt đầu phảng phất mùi người tươi mới, sống sít. Như thể cái lớp bề
mặt bị tróc ra và rơi xuống, bản chất của cuộc sống từ từ bộc lộ trước mặt
Kazuko.