em trai đi lính trở về sa đọa rượu chè nghiện ngập và cuối cùng tự sát.
Người mẹ sống trong khắc khoải nhung nhớ về một thời vàng son đã qua để
cuối cùng cũng chết mòn vì bệnh lao phổi. Kazuko sau cuộc hôn nhân tan
vỡ cũng quay về sống cuộc đời lay lắt như “trẻ con chơi đồ hàng” cùng với
mẹ. Nhưng không thể nào chịu nổi cuộc sống tẻ nhạt đó, nàng đã đứng lên
đấu tranh, làm một cuộc “cách mạng” về đạo đức. Sự vượt thoát đầy nhọc
nhằn và cô độc của Kazuko cuối cùng kết thúc bằng một tia sáng le lói của
bình minh đến. Một mầm hy vọng đang lớn dần trong người Kazuko, cả
nghĩa đen và nghĩa bóng, dù đứa bé rồi cũng sẽ chỉ trở thành một n.
Hình ảnh người mẹ, một phụ nữ quý tộc cuối cùng của Nhật Bản cùng cái
chết của bà có thể xem là sự cáo chung của giai đoạn lịch sử vàng son
không bao giờ còn lặp lại. Naoji tượng trưng cho sự vỡ mộng của Nhật Bản
sau chiến tranh, không còn tìm thấy đường sống, bắt buộc phải chết trong tự
hủy. Kazuko tượng trưng cho sự vượt thoát lên trên hoang tàn và đổ vỡ.
Bằng cách yêu Uehara, một nhà văn sống cuộc đời phóng đãng, một tượng
trưng cho tinh thần vỡ mộng tuyệt vọng và đồi phế của tâm thức Nhật Bản;
quyết tâm sinh một đứa con như thêm một nạn nhân mới của cuộc cách
mạng, Kazuko đã trút bỏ con người cũ thuở vàng son để trở thành một con
người hành động của thế kỷ mới và bước đầu hoàn thiện cuộc cách mạng
đạo đức của mình.
Bức thư cuối cùng mà Kazuko viết gửi Uehara có thể được xem như một
thắng lợi của cuộc vượt thoát đầy ám ảnh và bài ca huy hoàng về nữ quyền
với nhiều câu nói vang vọng:
“Em nghĩ mình đã thắng cuộc.
Cho dù Đức mẹ Maria không sinh ra đứa con của chồng mình nhưng với
lòng kiêu hãnh ngời sáng, hai mẹ con họ đã trở nên thần thánh.
Em điềm nhiên mà khinh thường cái thứ đạo đức cổ hủ, và mãn nguyện vì