có một đứa con ngoan.”
Và:
“Đứa con hoang và mẹ nó.
Tuy nhiên hai người chúng em sẽ đấu tranh đến cùng với thứ đạo đức cổ
hủ, sẽ sống như mặt trời.
Dù thế nào đi nữa, ông cũng phải tiếp tục cuộc chiến đấu của mình đi nhé.
Cách mạng vẫn chưa được tiến hành một chút nào cả. Và vẫn cần nhiều
hơn nữa, thêm nữa những nạn nhân
Cái đẹp đẽ nhất trong cuộc đời chính là nạn nhân.
Lại có thêm một nạn nhân bé bỏng nữa.”.
Chúng tôi cũng muốn viết riêng một bài cảm nhận về “Tà dương” nhưng
sau khi đọc xong bài viết giải thích về tác phẩm của nhà văn - dịch giả
Kakuta Mitsuyo thì thấy mình phải dừng bút.
Hơn hai mươi năm, Kakuta mới thẩm thấu được “Tà dương”, sau ba giai
đoạn trắc trở. Thật đúng như bài thơ của cư sĩ Tô Đông Pha:
Lô sơn yên tỏa Chiết Giang triều,
Vị đáo bình sinh hận bất tiêu.
Đáo đắc bản lai vô biệt sự,
Lô sơn yên tỏa Chiết Giang triều.