TẠI SAO TÌNH DỤC LẠI THÚ VỊ? - Trang 122

nghe với những âm thanh có âm vực cao, mắt cũng không còn khả năng tập trung
vào những điểm có khoảng cách gần, vị giác và khứu giác trở nên kém nhạy bén,
mất một bên thận, răng đã mòn, những ngón tay kém linh hoạt và còn nhiều thứ
khác nữa. Sự hồi phục của tôi sau mỗi lần chấn thương cũng rõ ràng chậm hơn so
với trước dây: tôi đã phải giã từ việc chạy bộ bởi những chấn thương ở bắp chân
tái phát, gần đây tôi đã kết thúc giai đoạn phục hồi chậm chạp từ một chấn
thương ở khuỷu tay trái, và hiện giờ tôi lại đang có vết thương ở dây chằng của
ngón tay. Trước tôi, nếu những kinh nghiệm của những người già có mang lại
chút gợi ý gì đó thì một chuỗi dài những lời ca thán tương tự như thế luôn xuất
hiện, chẳng hạn như: rối loạn chức năng tim, nghẽn động mạch, vấn đề liên quan
tới bàng quang, bệnh khớp, dãn nở quá mức tuyến tiền liệt, suy giảm trí nhớ, ung
thư ruột kết và còn nhiều bệnh khác nữa. Tất cả những hỏng hóc trên chính là
những gì được cho là xuất hiện trong quy trình lão hóa.

Những nguyên nhân căn bản ẩn sau chuỗi ác nghiệt đó đơn giản được hiểu là sự
đối chọi với cấu trúc cơ thể con người. Cơ thể các loài động vật giống như những
cỗ máy, có xu hướng bị hư hỏng dần dần hay trở nên hỏng hoàn toàn theo cách
thức cực kì nhanh chóng cùng với tuổi tác và qua thời gian sử dụng. Nhằm chống
lại những xu hướng kể trên, thông qua những hành động có nhận thức, con người
cố gắng duy trì và sửa chữa những cỗ máy trong cơ thể. Chọn lọc tự nhiên đảm
bảo rằng cơ thể của chúng ta có cơ chế duy trì và sửa chữa một cách hoàn toàn tự
động.

Cả cơ thể con người hay những cỗ máy đều được duy trì theo hai cách. Đầu tiên,
chúng ta sửa chữa một phần của cỗ máy khi nó bị hủy hoại nhanh chóng. Chẳng
hạn như, chúng ta sửa chữa cái săm bị thủng của chiếc ô tô hay chiếc chắn bùn bị
va đập mạnh, và chúng ta sẽ thay thế má phanh hay những chiếc săm ô tô nếu
chúng bị hỏng đến mức không thể sửa được nữa. Cơ thể chúng ta theo một cách
thức tương tự cũng sửa chữa những tổn hại tức thời, có tính cấp tính. Ví dụ dễ
dàng nhận ra nhất là những vết thương được chữa lành khi da chúng ta bị cắt
phải, nhưng những sửa chữa ở cấp độ phân tử của các ADN bị hư hỏng và rất
nhiều quá trình sửa chữa khác nữa diễn ra hoàn toàn im lặng trong cơ thể chúng
ta. Giống như một cái săm hỏng cần phải thay thế, cơ thể con người cũng có
những khả năng để tái sinh một số phần trong những nội quan bị hư hỏng chẳng
hạn như việc tái tạo những mô thận, gan và mô ruột. Khả năng tái tạo còn được

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.