tinh tinh mà thôi. Con tinh tinh con cũng tự chuẩn bị thức ăn bằng chính đôi bàn
tay của nó. Nhưng những con người thuộc thời kì săn bắt hái lượm tìm kiếm phần
lớn thức ăn thông qua việc sử dụng các công cụ chẳng hạn như gậy để chọc, lưới,
lưỡi mác và cả các sọt đựng. Phần lớn thức ăn của con người cũng được chế biến
nhờ vào các dụng cụ (được xay, giã, xé nhỏ,…) và rồi được nấu chín trên ngọn
lửa. Chúng ta không bảo vệ bản thân chống lại những loài thú dữ ăn thịt bằng bộ
răng hay những bắp cơ to khỏe mà cũng là nhờ tới công cụ. Thậm chí việc sử
dụng tất cả những công cụ trên hoàn toàn vượt ra khỏi khả năng khéo léo sử dụng
đôi bàn tay của một đứa trẻ, và việc tạo ra được những dụng cụ này cũng vượt
quá khả năng của những đứa trẻ, bên cạnh đó công việc chế tạo công cụ lao động
được con người truyền thụ lại cho thế hệ kế tiếp không chỉ thông qua việc bắt
chước mà còn thông qua ngôn ngữ, điều này khiến một đứa trẻ phải mất hàng
chục năm trời để năm bắt được những kĩ năng này.
Kết quả là, một đứa trẻ trong phần lớn các xã hội không thể trở nên có khả năng
độc lập về mặt kinh tế, hay có những kĩ năng quản lí tài chính như ở người
trưởng thành cho tới khi những đứa trẻ này tới độ tuổi vị thành niên hay khoảng
chừng 21 tuổi. Cho tới lúc này, đứa trẻ đó vẫn còn phụ thuộc vào cha hoặc mẹ,
đặc biệt là người mẹ, bởi như chúng ta đã nhận định trong những chương sách
trước, người mẹ có xu hướng cung cấp sự chăm sóc cho con của mình nhiều hơn
người cha. Cha mẹ đóng vai trò hết sức quan trọng không chỉ trong việc thu
hoạch thức ăn, sản xuất lương thực hay chỉ dạy cách thức tạo ra các công cụ lao
động mà còn là bởi họ mang tới sự bảo vệ và địa vị của đứa trẻ trong bộ lạc.
Trong những xã hội truyền thống, việc người cha hay người mẹ chết sớm là tổn
thất rất lớn tới cuộc sống của đứa trẻ dẫu cho người cha/mẹ còn lại có đi bước
nữa, bởi có lẽ là do những mâu thuẫn có thể xảy ra giữa đứa trẻ đó với những lợi
ích di truyền của người cha/ người mẹ kế. Một đứa trẻ mồ côi khi tuổi còn nhỏ,
nếu nó không được người nào đó nhận nuôi thậm chí còn có rất ít cơ hội để sống
sót. Do đó, một người mẹ trong xã hội săn bắt – hái lượm, người đã sinh ra một
vài đứa trẻ buộc phải mạo hiểm mất mát mất phần sự đầu tư di truyền vào những
đứa trẻ nếu như người phụ nữ này không thể sống sót cho tới khi đứa con nhỏ
nhất của mình đến độ tuổi vị thành niên. Sự thực nghiệt ngã này ẩn giấu bên
trong thời kì mãn kinh của người phụ nữ trở nên tiềm ẩn những dự cảm xấu hơn
dưới ánh sáng của một sự thật nghiệt ngã khác nữa: sự ra đời của một đứa trẻ