Tập hợp những nhân tố kể trên có lẽ hướng đến xu hướng chọn lựa thời kì mãn
kinh ở phụ nữ và chính quá trình này có lẽ tạo ra một kết cục hoàn toàn trái
ngược ở người phụ nữ khi cuối cùng thì cô ta sinh ra được nhiều đứa trẻ hơn
thông qua việc chấm dứt khả năng sinh con sớm. Chọn lọc tự nhiên không lập
trình quá trình ngừng sinh sản nam giới bởi ba lí do hết sức rõ ràng, đó là: người
đàn ông không bao giờ có thể tử vong khi sinh con, họ cũng hiếm khi chết trong
thời gian giao hợp và không vắt kiệt sức lực của bản thân nhiều như phụ nữ trong
việc chăm sóc cho những đứa con còn thơ dại. Một người phụ nữ nhiều tuổi
không xuất hiện thời kì mãn kinh theo lí thuyết, có lẽ sẽ tử vong trong lúc sinh nở
hay trong khi chăm sóc cho đứa con sơ sinh mà đáng ra nên bị vứt bỏ thậm chí tốt
hơn là cô ta nên đầu tư vào những đứa con sinh ra trước đó. Nguyên do là những
đứa con của người phụ nữ đó cuối cùng cũng bắt đầu bước vào quá trình sinh sản
ra thế hệ tiếp theo, và những đứa trẻ ra đời sau này cũng được coi như là một
phần đóng góp từ trước của người bà của chúng. Đặc biệt là trong những xã hội
truyền thống, sự sống sót của người phụ nữ là vô cùng quan trọng không chỉ đối
với những đứa con do người đó sinh ra mà còn là đối với thế hệ cháu gọi người
đó là bà nữa. Những nghiên cứu đề cao vai trò của những người phụ nữ cao tuổi,
sau giai đoạn mãn kinh đã được nhóm các nhà khoa học đứng đầu là Kristen
Hawkes nghiên cứu, bà là một nhà nhân chủng học có những nghiên cứu về vai
trò của nam giới mà tôi đã đề cập tới trong Chương I. Hawkes và các cộng sự của
mình nghiên cứu khả năng thu hái thức ăn của những người phụ nữ ở các độ tuổi
khác nhau là thành viên của bộ lạc Hadza ở Tanzania. Những người phụ nữ dành
phần lớn thời gian vào việc thu nhặt thức ăn (đặc biệt là các loại rễ cây, mật ong
và các loại quả chín) thường là những phụ nữ ở độ tuổi sau mãn kinh. Những
người mẹ chăm chỉ ở các bộ lạc Hadza này làm việc một cách hết sức ấn tượng,
bảy tiếng đồng hồ mỗi ngày, trong khi những người con gái ở độ tuổi thanh niên
hay những cô dâu mới về chỉ làm việc trọn vẹn trong ba tiếng, hay đối với những
người phụ nữ đã có chồng và có con nhỏ thì cũng chỉ làm việc trong bốn giờ
đồng hồ mà thôi. Bởi thế, chúng ta có thể nhận định rằng, những thành quả từ
việc thu nhặt đó (được tính toán dựa trên số lượng thức ăn theo cân nặng tính
theo đơn vị thời gian) sẽ tăng theo độ tuổi và kinh nghiệm của người phụ nữ,
chính vì thế những người phụ nữ đã lớn tuổi thu nhặt được nhiều thức ăn hơn so
với những cô gái trẻ, nhưng thú vị thay, những gì một người bà thu lượm được
cũng chỉ ngang bằng với sản lượng thu hái của người phụ nữ đang ở giai đoạn