lược nhất định. Chúng ta không nên hiểu nhầm những ngôn ngữ vắn tắt này có
nghĩa rằng động vật có thể suy nghĩ, tính toán một cách có ý thức.
Đã từ lâu rồi, các nhà sinh học tiến hóa đã nghĩ rằng chọn lọc tự nhiên theo một
cách thức nào đó có thể thúc đẩy “cái ưu thế của các loài”. Trên thực tế, chọn lọc
tự nhiên tác động vào từng cá thể thực vật và động vật. Chọn lọc tự nhiên không
chỉ là sự đấu tranh giữa các loài (toàn bộ các quần thể), hay không hẳn chỉ là sự
đấu tranh giữa các cá thể của các loài khác nhau, và cũng không chỉ là đấu tranh
giữa các cá thể cùng loài ở cùng độ tuổi và giới tính. Chọn lọc tự nhiên còn có thể
là đấu tranh giữa cha mẹ với con cái hoặc đấu tranh bên trong mỗi cặp cha mẹ vì
rằng cha, mẹ và con cái đều có thể có những mối quan tâm khác nhau. Mặt khác,
yếu tố giúp các cá thể cùng độ tuổi và cùng giới tính thành công trong việc
chuyển gen của chúng không chắc áp dụng được với các nhóm cá thể khác.
Cụ thể là, trong khi chọn lọc tự nhiên tạo những ưu thế cho các con đực và con
cái có khả năng sinh sản tốt, thì chiến lược sinh sản tốt nhất để thực hiện điều đó
có thể được thể hiện rất khác nhau ở các cá thể bố và mẹ. Chính điều đó đã tạo
nên sự xung đột nội tại giữa các cặp cha mẹ, một kết luận hiển nhiên và không
cần các nhà khoa học phải đề cập đến. Chúng ta coi cuộc chiến giới tính như một
đề tài để đùa cợt, nhưng cuộc chiến này thực sự không phải là một câu chuyện
vui và cũng không phải là hành động bất thường về các cách thức cư xử mà các
cá thể bố hoặc mẹ đơn lẻ thể hiện trong các tình huống cụ thể. Chúng ta hoàn
toàn đúng khi cho rằng những tập tính được mã hóa di truyền ở con đực không
nhất thiết phải có ở con cái – người bạn đời của nó và ngược lại. Sự thật phũ
phàng đó là một trong những nguyên nhân cơ bản gây ra những khổ đau ở loài
người.
Chúng ta thử xem xét một lần nữa trường hợp con đực và con cái vừa giao phối
để tạo ra trứng thụ tinh và giờ đây phải đối mặt với “sự lựa chọn” điều phải làm
tiếp theo. Nếu cái trứng đó có đôi chút cơ hội để tự sống sót, và nếu cả con bố và
con mẹ có thể tiếp tục sinh thêm nhiều trứng thụ tinh nữa trong khoảng thời gian
mà lẽ ra chúng dùng để chăm sóc cái trứng thụ tinh đầu tiên, thì về mặt “lợi ích”
cả con bố và con mẹ đều cùng nhắm tới việc bỏ rơi trứng đã thụ tinh. Nhưng nếu
giả sử rằng, trứng mới thụ tinh được đẻ hoặc ấp, hoặc con ra đời sẽ không có cơ
hội sống sót nếu không được chăm sóc bởi bố hoặc mẹ, thì sẽ có một cuộc xung