TẠI SAO TÌNH DỤC LẠI THÚ VỊ? - Trang 22

đột thực sự về lợi ích. Nếu một trong hai con bố mẹ thành công trong việc gán
nghĩa vụ chăm sóc con non của mình cho con còn lại và sau đó tiếp tục tìm kiếm
bạn tình mới, thì lúc đó kẻ vô trách nhiệm này sẽ phát triển lợi ích di truyền đó
đồng thời gây bất lợi cho con bị bỏ rơi. Kẻ vô trách nhiệm đó sẽ tiếp tục phát
triển mục tiêu tiến hóa ích kỉ này bằng cách bỏ rơi bạn tình và con của nó.

Trong những trường hợp khi mà sự chăm sóc con được một trong hai (hoặc bố
hoặc mẹ) xem là cần thiết cho sự sống sót của con, thì chúng ta có thể xem việc
chăm sóc con giống như là một cuộc đua máu lạnh giữa bố và mẹ, kẻ nào sẽ là kẻ
đầu tiên bỏ rơi kẻ khác và đứa con chung đó, tiếp tục tìm bạn tình để giao phối và
sinh ra những con non khác. Vậy thì việc bỏ rơi kẻ khác có lợi hay không? Điều
này phụ thuộc vào kẻ bỏ rơi đó có thể trông cậy vào bạn tình của nó trong việc
nuôi dạy con non hay không, và cũng phụ thuộc vào việc sau đó nó có tìm được
bạn tình có khả năng thụ tinh mới hay không. Như thể là, vào thời điểm thụ tinh,
con mẹ và con bố chơi “Trò chơi con gà” (the game of chicken), trừng mắt nhìn
lẫn nhau, và đồng thời dọa “Tôi sẽ bỏ đi và sẽ tìm bạn tình mới, nếu cô/anh
muốn, cô/anh có thể chăm sóc cái thai, mà thậm chí nếu cô/anh không muốn tôi
cũng chẳng cần”. Nếu cả hai cùng tuyên bố như vậy trong cuộc đua bỏ rơi cái
thai, thì cái thai sẽ chết và cả con bố và mẹ đều thua trong trò chơi con gà. Vậy
thì con nào sẽ có thể nhường bước?

Câu trả lời phụ thuộc vào một số yếu tố sau: con nào đã đầu tư nhiều hơn vào quả
trứng đã thụ tinh, và con nào có nhiều viễn cảnh chọn lựa hơn. Như tôi đã đề cập
trước đây, không một con bố hoặc con mẹ nào có thể tính toán một cách có ý
thức; thay vào đó, hành động của mỗi con bố hoặc con mẹ đã được chọn lọc tự
nhiên lập trình về mặt di truyền vào cấu trúc giải phẫu, bản năng giới tính của
chúng. Ở nhiều loài động vật, con cái thường nhường bước và trở thành kẻ chăm
sóc con một mình trong khi con đực là kẻ ra đi; nhưng cũng có một số loài, con
đực lại là kẻ gánh lấy trách nhiệm, con cái bỏ rơi con đực; và cũng có loài khác,
cả hai con cùng nhau chia sẻ trách nhiệm chăm sóc con. Sở dĩ có sự tiến hóa khác
nhau này là do tập hợp ba yếu tố tương quan lẫn nhau tạo nên. Sự khác nhau của
ba tập hợp yếu tố này trong các giới thay đổi tùy theo từng loài. Tập hợp các yếu
tố đó bao gồm: sự đầu tư vào phôi hay trứng đã thụ tinh; các cơ hội khác sẽ bị
mất đi nếu đầu tư nhiều hơn vào việc chăm sóc phôi hay trứng đã thụ tinh; sự tin
cậy vào việc chăm sóc của con còn lại đối với phôi hay trứng đã thụ tinh.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.