tái xây dựng lòng tin
Hầu hết mọi người đều công nhận rằng khi niềm tin bị phá vỡ thì
sẽ rất khó hàn gắn. Có người còn nói đó là điều không thể. Một
trong những vấn đề lớn nhất của việc phá vỡ lòng tin là bạn sẽ
không bao giờ biết được lý do tại sao nó bị phá vỡ và đối phương
có thể sẽ không cho bạn biết. Tôi gợi ý rằng nếu bạn nhận thấy có
sự thay đổi khác trong cách cư xử của nhân viên (ví dụ như không
chia sẻ với bạn nữa) thì bạn nên nói chuyện với người đó, xác
nhận sự thay đổi cư xử của họ và hỏi liệu bạn đã làm gì sai gây
ảnh hưởng đến mối quan hệ.
Sau đây là danh sách những chiến lược giúp bạn hàn gắn mối
quan hệ. Điều quan trọng là hãy áp dụng chúng một cách chân
thành và khôn ngoan. Nếu bạn thực sự không có ý định hàn gắn
mối quan hệ, tôi khuyên bạn hoặc người kia hãy bỏ qua và tiếp
tục con đường của riêng mình.
Nhận sai và chân thành xin lỗi. Đừng cố giải thích và biện minh
vì sao bạn lại làm như vậy. Thực chất, người kia không quan tâm
đến lời giải thích của bạn. Tuy nhiên, nếu giữa đôi bên có những
khúc mắc trong giao tiếp hay hiểu lầm nghiêm trọng, thời gian sẽ
xóa dần mâu thuẫn. Hãy xin lỗi ngay cả khi đó không phải lỗi của
bạn. Bà tôi thường nói: “Dù đó không phải là lỗi của cháu, nhưng
vẫn là trách nhiệm của cháu.” Ví dụ, ngay cả khi bạn không mong
muốn cắt giảm giờ làm của nhân viên nhưng điều đó không có
nghĩa là nó sẽ không ảnh hưởng đến sự tin tưởng mà nhân viên
dành cho bạn.
Xin một cơ hội khác. Giống như trong một mối quan hệ cá nhân,
sau khi xin lỗi, hãy hỏi xin một cơ hội khác để bạn chứng minh
bản thân mình đáng tin cậy. Hãy cảm ơn nếu người đó đồng ý và
hãy thông cảm nếu họ từ chối.
Tránh đổ lỗi. Dù rất muốn nhưng đừng bao giờ bán đứng người
trong tổ chức để cố gắng cứu vãn mối quan hệ. Nếu bạn làm vậy,
nhân viên cuối cùng sẽ không tin cả bạn lẫn người mà bạn đề cập
tới.
Xin lỗi riêng lẫn công khai. Có khả năng nếu bạn không giữ lời
hứa với ai đó và những người khác biết được sẽ khiến tình huống
189