Lý do 17: Các chương trình thao túng
Một số nhân viên nhìn nhận các chương trình khích lệ với đúng
bản chất của chúng – sự thao túng. Trên thực tế, những nhân
viên giỏi nhất là những người dễ bị xúc phạm bởi các chương
trình như vậy nhất. Như một số quản lý đã từng nói: “Tại sao tôi
phải công nhận nhân viên khi họ làm công việc của họ?”, một số
nhân viên cũng sẽ nói tương tự như vậy: “Tôi không cần một giải
thưởng chứng nhận tôi đã làm tốt công việc của mình.” Những
người như vậy tự hào về công việc và đạo đức làm việc của họ. Họ
cảm thấy mình như trẻ con khi được khen thưởng cho những gì
mình được trả lương để làm. Những nhân viên giỏi nhất cũng
thừa nhận rằng các chương trình này thường được dùng để tạo
động lực cho những người không làm việc chăm chỉ và thường
thất vọng khi thấy các nguồn lực được sử dụng cho những thành
viên có thành tích kém hơn họ.
Nếu bạn muốn tạo động lực cho những nhân viên giỏi nhất của
mình, hãy kiềm chế những người không làm đúng trách nhiệm
công việc.
Lý do 18: Những người kiến thiết chương trình thường không
phải là chuyên gia
Thẳng thắn mà nói, các nhà quản lý nhân sự và những trợ lý của
họ, người kiến thiết chính của các chương trình này, hiếm khi đạt
đủ tiêu chuẩn để thiết lập một chương trình khen thưởng. Bạn đã
học qua một số lớp tâm lý ở trường không có nghĩa là bạn có thể
trở thành một chuyên gia về lý thuyết động viên và có hiểu biết
rành rẽ để áp dụng các nguyên tắc này tại nơi làm việc. Trên thực
tế, hầu hết các nhà quản lý nhân sự mà tôi gặp đều cho rằng củng
cố tiêu cực là một hình thức trừng phạt. Nếu họ hiểu sai những
khái niệm cơ bản như vậy thì làm thế nào có thể tạo ra một
chương trình hiệu quả?
Công bằng mà nói, nhất là ở những tổ chức nhỏ, hầu hết các nhà
quản lý nhân sự là những người được yêu cầu phải có kiến thức
trong nhiều lĩnh vực và chúng ta không nên mong đợi họ am hiểu
nhiều chuyên môn như vậy. Đồng thời, các chuyên gia này có
trách nhiệm phải biết rằng có nhiều điều họ không biết và không
46