TẠM BIỆT CÀ RỐT VÀ CÂY GẬY - Trang 86

Trong nhiều năm qua, tôi đã soạn một bài tập có tên gọi “Câu
chuyện của bạn” cho những buổi xây dựng đội nhóm theo mô
hình RESPECT. Bài tập này là một loạt các câu hỏi về cuộc sống
của một người. Dù các vấn đề không quá mang tính cá nhân
nhưng người tham gia vẫn có thể bỏ qua bất kỳ câu hỏi nào mà họ
không muốn trả lời. Một số câu hỏi mẫu bao gồm: “Bạn sinh ra và
lớn lên ở đâu?”, “Điều mạo hiểm nhất, nguy hiểm nhất bạn từng
làm là gì?” và “Lời khuyên nghề nghiệp tốt nhất mà bạn nhận
được là gì?” (Bạn có thể tham khảo danh sách câu hỏi đầy đủ và
hướng dẫn thực hiện bài tập ở phần Phụ lục của cuốn sách này).
Mỗi khi triển khai bài tập này, tôi đều nhận thấy có những người
đã làm việc với nhau trong một thời gian dài nhưng lại biết rất ít
về nhau. Hơn nữa, tôi thật sự ngạc nhiên trước những tác động
của hình thức chia sẻ này đối với mối quan hệ của mọi người.

Kết thúc buổi chia sẻ, các thành viên trong nhóm luôn cảm thấy
hiểu nhau và trân trọng nhau hơn. Ngoài ra, các mối quan hệ giữa
họ sau đó cũng thường phát triển hơn khi họ có lý do để gặp gỡ
nhau ngoài công việc vì những mối quan tâm chung hay những
hoạt động chung mà họ mới phát hiện ra. “Câu chuyện của bạn”
là một bài tập dễ thực hiện nhưng lại có tác động đáng kể đến sự
tôn trọng mà các thành viên trong nhóm dành cho nhau cũng
như sự gắn kết của mỗi người với toàn đội.

Tôn trọng công việc

Có bao giờ quản lý của bạn yêu cầu bạn làm một việc mà bạn biết
là hoàn toàn vô nghĩa và thực sự “thấp kém” so với trình độ kỹ
năng của mình chưa? Nếu có, hẳn bạn đã biết cảm giác nhụt chí
lúc đó như thế nào. Mọi người chỉ tôn trọng công việc khi họ phải
cảm thấy rằng đó là một công việc đầy thách thức, có ý nghĩa và
đáng để làm. Một công việc càng đòi hỏi một người phải sử dụng
toàn bộ những kỹ năng của mình, người ta sẽ càng cảm thấy
thách thức và hấp dẫn. Hoàn thành một công việc đầy thách thức
sẽ mang đến cảm giác tự hào và thành công. Đó là lý do tại sao
việc tuyển dụng một người quá giỏi cho một công việc bình
thường là một ý tồi, bởi vì người đó gần như luôn cảm thấy bực
bội khi phải làm những việc thấp hơn trình độ của mình; họ buồn
chán và sẽ bỏ việc ngay khi tìm được một cơ hội tốt hơn. Đó cũng

85

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.