đóm bỏ vào trong quả trứng để lấy ánh sáng hay sao? Không nên bỏ phí
tuổi trẻ, rồi lúc lớn lên lại tiếc. Thôi, đi chơi.
Đức chào các thầy, len lén ra góc sân.
- Ê, Đức nặng đực, động đứng đọc bài là đực mặt ra.
Rồi tiếng cười, tiẽng vỗ tay đồn dập.
Nhưng ông giáo Nhượng xua tay, mắng:
- Im! Không được thế. Đi chơi cả!
Ngẫm nghĩ lời thầy Tuệ, Đút như thấy rõ cái đời khốn nạn của mình
về sau. Làm thế nào được? Đức thông minh, có chí, nhưng không được
học. Về đến nhà, Đức còn bao nhiêu công việc, có lúc nào rảnh để nhìn đến
sách vở nhà trường. Thế thì ngày sau, tất Đức phải hèn hạ, phải kéo xe,
phải ăn cắp, hoặc phải ngờ nghệch.
Đức nhìn vào lớp, thấy các thầy nói chuyện vui vẻ. Ở sân, các anh em
chạy nhảy, cười đùa. Riêng mình đứng tiu nghĩu một nơi. Đức tiu nghỉu vì
đã làm thiếu bổn phận.
Bỗng ba tiếng trống học. Đức cùng anh em sắp hàng vào.
Đức ngồi ở chỗ, chán ngán quá. Đức thấy quanh mình, cả từ thầy giáo
đến bạn bè không ai thương hại tình cảnh Đức cả.
Mà nhất là thầy, thầy đã hất hủi đứa trẻ mồ côi nghèo khổ.
Hết giờ thể thao, Đức vội vàng mặc quần áo để về. Hết lo việc trường,
lại nghĩ đến việc nhà, Đức sợ.
Đến nhà, Đức cất sách, cởi cái áo thâm ngoài ra, rồi đi đón bà chủ.