- Ông đi đường biển xa xôi hiểm trở vô đây, công đó đã quý rồi, tôi đâu
dám trả rẻ vậy.
- Tôi bán rẻ vì nhơn huynh là đồng nghiệp của tôi.
- Nói vậy nhơn huynh cũng làm nghề dạy trẻ?
- Trước kia cơ, còn bây giờ thì làm bạn với gió mây!
Hai bên chủ khách vừa uống trà Huế, vừa nói chuyện và dần dần đi vào
mối tương đắc và đổi cách xưng hộ Thầy Huế ngẫm nghĩ một hồi lâu rồi lễ
phép thưa:
- Dám hỏi nhân huynh một câu, xin miễn chấp!
- Xin cứ tự nhiên cho.
- Nhân huynh tái giá đã được đúng mười năm thì phải!
- Sao đại huynh biết giỏi vậy ?
- Đôi liễn tang bụi bặm mờ kia cho tôi biết điều đó.
- Nhà tôi tái giá, còn tôi mới thành hôn lần đầu.
- Chắc trong đám học trò kia có cậu ấm nhà ta.
- Dạ, nhờ trời ban phước, thằng bé nay đã học thuộc lòng các phép toán.
- Nhơn huynh có quý tử vào lúc...
- Ngoại ngũ tuần
- Vậy nhơn huynh là người đại phúc.
Hai người càng nói chuyện càng tâm đầu ý hợp. Qua dòng tâm sự, thầy
Tám thấy thầy Huế khôngphải là người bán thuốc dạo mà là một ông thầy
Nho đã từng dạy học trò, nhưng vì thời thế đổi thay
ông nghè ông cống cũng nằm co
nên nhà Nho mới ra nông nỗi. Thầy Tám bèn mời thấy Huế ở lại đàm đạo.
Thầy Tám cũng biết chút ít văn chương điển tích nhưng so với ông thầy
Huế thì quá ít ỏi. Thầy Huế nói chuyện bên Tàu lẫn bên Tạ, thầy Tám nghe
mê man. Từ chuyện Tần Thủy Hoàng sợ chữ đốt sách chôn học trò đến
chuyện Chiêu Hổ mó vào "hang hùm" của Hồ Xuân Hương và những giai
thoại bình dân :
chó vá cắn thợ may
ngựa kim ăn cỏ chi?
da trắng vỗ bì bạch...