tường thuật sự kiện sau: một đứa nhỏ cảm thấy đau khổ vì mất một chú
mèo con và bất thình lình giải thích rằng bây giờ nó chính là con mèo ấy,
nó cũng bò bằng bốn chân và không chịu ngồi vào bàn ăn v. v.
Phân tích hiện tượng trầm cảm (Melancholie) cho ta một thí dụ khác
về hiện tuợng nhập nội đối tượng; nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này
là mất, mất thật sự hay mất về phương diện tình cảm, đối tượng tình ái. Đặc
trưng chủ yếu của các trường hợp này là con bệnh tự hạ thấp quá mức cái
“Tôi” của mình bằng cách tự phê phán và tự oán trách không thương tiếc.
Sự phân tích cho hay rằng thực ra những lời tự phê phán và tự chỉ trích đó
là nhằm vào đối tượng, là sự trả thù cái “Tôi” của chính đối tượng. Như tôi
đã từng nói ở một chỗ khác, đấy là cái bóng của đối tượng đã phủ lên
“Tôi”. Trong trường hợp này ta có thể thấy rõ hiện tượng nhập nội đối
tượng một cách rõ ràng, không còn nghi ngờ gì nữa.
Nhưng chứng trầm cảm còn cho ta một điều nữa có thể quan trọng
cho những khảo sát sau này. Nó chỉ cho chúng ta thấy một cái “Tôi” bị chia
chẻ, một cái “Tôi” vỡ làm hai phần, phần này kịch liệt chống lại phần kia.
Mảnh kia tức nửa cái tôi bị biến đổi bởi sự nhập nội, nửa ấy chứa đựng đối
tượng đã bị mất. Nhưng cái nửa tự thể hiện một cách hung bạo cũng không
xa lạ với chúng ta: nó đưa lương tâm, đưa thẩm quyền phê phán vào “Tôi”;
tuy lúc bình thường nó cũng phê phán “Tôi” nhưng không bao giờ tỏ ra bất
công và mãnh liệt như vậy. Trước đây chúng ta cũng đã có cớ (hiện tượng
ngã ái, buồn bã và trầm cảm) để giả định rằng trong cái “Tôi” của chúng ta
có một thẩm quyền như thế, một nửa cái “Tôi” có thể tách riêng ra và xung
đột với phần còn lại. Chúng tôi gọi phần đó là “Tôi”- lí tưởng và gán cho
nó chức năng tự quan sát, ý thức đạo đức, kiểm duyệt giấc mơ và vai trò
chủ yếu trong việc dồn nén. Chúng tôi đã nói rằng nó là hậu duệ của ngã ái
khởi thủy nhất, trong đó cái “Tôi” của đứa trẻ tìm được sự tự thoả mãn.
Dần dần nó hiểu được những yêu cầu mà môi trường xung quanh đặt ra với
cái “Tôi”, nhưng không phải lúc nào “Tôi” cũng thực hiện được, và người
ta trong khi bất mãn với cái “Tôi” của mình vẫn có thể tìm được sự thoả
mãn trong “Tôi”- lí tưởng đã tách rời khỏi “Tôi”. Ngoài ra chúng tôi còn