TÂM LÝ ĐÁM ĐÔNG VÀ PHÂN TÍCH CÁI TÔI - Trang 41

xác định được rằng trong sự điên khùng vì tự soi mói đó
(Beobachtungswahn) sự tan rã của “Tôi”- lí tưởng cũng trở nên rõ ràng và
trong khi tan rã, nó lại chỉ cho ta thấy nguồn gốc của nó là từ ảnh hưởng
của những người có uy tín mà trước hết là bố mẹ. Chúng tôi cũng không
quên chỉ rõ rằng đối với từng người thì mức độ tách biệt giữa “Tôi”- lí
tưởng và “Tôi” thực tế là rất khác nhau và ở một số người thì sự phân hóa
bên trong cái “Tôi” không vượt quá mức độ của một đứa trẻ.

Nhưng trước khi có thể sử dụng tài liệu này để giải thích tổ chức

libido của đám đông, chúng ta cần chú ý đến một số quan hệ qua lại giữa
“Tôi” và đối tượng. Chúng tôi hiểu rõ rằng bằng những thí dụ lấy từ môn
bệnh lí học chúng tôi không thể nói hết về hiện tượng đồng nhất hóa và như
vậy là phải bỏ qua không nói tới một vài phần bí mật của đám đông. Ở đây
đáng lẽ ra phải có một cuộc phân tích tâm lí một cách sâu sắc và đầy đủ
hơn. Từ đồng nhất hóa qua bắt chước đến nội nhập tình cảm nghĩa là hiểu
được cái cơ chế nhờ đó chúng ta có thể tiếp xúc với tâm hồn của tha nhân.
Trong những biểu hiện của đồng nhất hóa cũng còn nhiều điều phải tìm
hiểu. Hậu quả của đồng nhất hóa là người ta không có thái độ thù nghịch
với người mà ta đồng nhất, người ta bảo vệ, người ta giúp đỡ nữa.
Robertson Smith khi nghiên cứu những sự đồng nhất hóa là cơ sở sự thống
nhất của các bộ lạc đã phát hiện ra một kết quả là sự đồng nhất hóa dựa vào
sự cùng công nhận một cái chung (Kinship and Marriage, 1885) và vì vậy
có thể được thiết lập bằng một bữa ăn chung. Đặc điểm ấy cho phép liên
kết sự đồng nhất hóa với lịch sử nguyên thủy của gia đình mà tôi phác họa
trong cuốn “Vật tổ và cấm kị”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.