và từ mối quan hệ với cha mẹ mà cụ thể là: sự ghen tị khởi thủy mà đứa
con lớn dành cho đứa nhỏ hơn. Dĩ nhiên là đứa lớn muốn gạt bỏ đứa nhỏ,
đẩy đứa nhỏ khỏi cha mẹ, tước mọi quyền lợi của đứa nhỏ, nhưng vì cha
mẹ thương yêu đồng đều các con, đứa lớn hơn sẽ không thể giữ mãi thái độ
thù địch với em mà không bị trừng phạt nên nó buộc phải đồng nhất hóa
mình với những đứa con khác; còn trong nhà trẻ thì xuất hiện ý thức tập thể
hay cộng đồng, ý thức ấy sẽ phát triển thêm trong nhà trường. Yêu cầu đầu
tiên của sự hình thành phản ứng này là sự công bằng, là cách đối xử giống
nhau với mọi người. Chúng ta hẳn đếu thấy rằng ở nhà trường yêu cầu công
bằng mạnh mẽ đến mức nào. Nếu tôi không phải là “cục cưng” thì ít ra
cũng đừng ai được “cưng” nhé. Có thể cho rằng sự chuyển hóa và thay tính
ghen tị bằng tinh thần tập thể trong nhà trẻ và trường học đó là chuyện khó
tin nếu như chúng ta không thấy chính quá trình đó trong những quan hệ
khác. Chỉ cần nhớ lại một đám đông các bà và các cô mơ mộng cùng yêu
một chàng ca sĩ hay nghệ sĩ dương cầm, đang xúm xít chen nhau quanh
chàng ta sau buổi biểu diễn thì sẽ rõ. Hẳn là trong thâm tâm cô nào cũng
muốn ghen với cô khác, nhưng vì họ đông quá và vì thế mà không cô nào
có thể một mình chiếm đọat được thần tượng nên họ đành bỏ ý nghĩ ấy và
thay vì lao vào cấu xé nhau, họ hành động như một tập thể thống nhất, hoan
hô thần tượng và lấy làm sung sướng mà chia nhau lọn tóc của chàng ta.
Ban đầu vốn là những tình địch, nhưng vì tình yêu với một đối tượng nên
họ đã có thể đồng nhất hoá với nhau. Thường thường nếu một tình trạng có
thể được giải quyết bằng nhiều cách thì không có gì phải ngạc nhiên là giải
pháp được thực hiện là giải pháp mang lại một phần thoả mãn trong khi các
giải pháp khác, dù thích đáng hơn, lại không được sử dụng vì hoàn cảnh
thực tế không cho phép đạt mục tiêu.
Tinh thần tập thể, tình đoàn kết v.v. có hiệu năng trong đời sống xã
hội đều là do lòng ghen tị ban đầu này mà ra. Không ai được vượt lên, ai
cũng như ai, mọi người đều phải có những giá trị như nhau. Công bằng xã
hội nghĩa là một người phải tự từ bỏ một số thứ để người khác cũng từ bỏ
những cái đó, hay nói khác hơn, không được đòi những thứ đó. Chính sự