“Tôi”, bị chèn ép và chúng ta biết rằng sự ổn định của những thành phần
mới được thiết lập này luôn luôn bị đe dọa. Trong giấc mơ và trong bệnh
suy nhược thần kinh cái tôi vô thức vốn bị đẩy ra khỏi nhận thức của chúng
ta tìm mọi cách phá cánh cửa được bảo vệ cẩn thận để đi vào tâm thức, còn
trong khi tỉnh táo thì chúng ta sử dụng nhiều biện pháp, đánh lừa sức kháng
cự để đưa phần bị dồn nén vào “Tôi” và giành được khoan khoái. Sự hóm
hỉnh, hài hước và phần nào nghệ thuật khôi hài nói chung phải được xem
xét từ quan điểm này. Những người có hiểu biết về tâm lí bệnh suy nhược
thần kinh đều có thể tìm được những thí dụ tương tự dù rằng ở mức độ nhỏ
hơn, nhưng tôi xin phép quay trở lại mục đích của chúng ta.
Chúng ta có thể tưởng tượng rằng sự phân li “Tôi”-lí tưởng khỏi
“Tôi” không thể nào kéo dài lâu được mà đôi khi nhất định phải xảy ra quá
trình ngược lại. Dù có đủ loại cấm đoán và hạn chế áp đặt lên “Tôi”, theo
chu kì thường vẫn xảy ra sự chọc thủng những điều cấm đoán, các buổi hội
hè lúc đầu chỉ là sự hỗn loạn mà pháp luật cấm và nhờ tính chất vui vẻ của
ngày hội mà người ta tạm thời được giải phóng khỏi những cấm đoán
thường nhật. Những ngày hội của người La mã cổ cũng như những hội hóa
trang ngày nay giống với hội hè của người tiền sử ở điểm chính yếu ở chỗ
kết hợp giữa những chuyện trụy lạc và vi phạm những điều cấm kị thiêng
liêng nhất. Nhưng “Tôi”-lí tưởng là tổng thể tất cả những hạn chế mà “Tôi”
phải tuân theo vì vậy hủy bỏ lí tưởng là ngày hội lớn nhất của “Tôi” và khi
đó “Tôi” sẽ cảm thấy tự hài lòng với chính mình.
Khi nào trong “Tôi” có một điều gì đó trùng với “Tôi”-lí tưởng thì
ta có được cảm giác đắc thắng. Cảm giác tội lỗi (hay tự ti) có thể hiểu là sự
thiếu nhất trí giữa “Tôi” với “Tôi”- lí tưởng. Trotter cho rằng dồn nén là
sản phẩm của bản năng bầy đàn. Cũng một ý đó nhưng thể hiện hơi khác đi
chứ hoàn toàn không mâu thuẫn khi tôi nói: thành lập lí tưởng là điều kiện
thuận lợi cho dồn nén (Einführung des Narzißmus).
Như chúng ta đã biết, có những người mà tâm trạng dao động theo
chu kì từ trầm cảm quá độ qua mức vừa phải rồi sang vui vẻ thái quá và
trong thực tế thì sự dao động ấy lúc mạnh lúc yếu, có khi không rõ rệt