TÂM LÝ ĐÁM ĐÔNG VÀ PHÂN TÍCH CÁI TÔI - Trang 62

cảm tâm thần ấy cũng có thể chuyển thành điên cuồng và chu kì ấy lặp lại
nhiều lần giống như tình trạng trầm cảm tự phát vậy. Như vậy là tình hình
còn chưa rõ, hơn nữa cho đến nay phân tâm học mới chỉ phân tích một vài
hình thức và một vài trường hợp trầm cảm.

Cho đến nay chúng tôi mới hiểu rõ những trường hợp mà đối tượng

bị từ bỏ vì tỏ ra không xứng đáng với tình yêu, sau đó cái “Tôi” tái tạo lại
nó bằng cách đồng hóa còn “Tôi”-lí tưởng thì lại lên án gay gắt đối tượng.
Những lời chỉ trích và thái độ thù địch với đối tượng được thể hiện dưới
dạng tự chỉ trích theo kiểu trầm cảm. Nói đúng hơn: những lời chỉ trích ẩn
sau sự chỉ trích chính cái “Tôi” của mình làm cho những chỉ trích ấy thành
ra dai dẳng, không thể chối cãi và đấy là đặc trưng sự tự chỉ trích của người
mắc bệnh trầm cảm. Hiện tượng chuyển sang điên cuồng có thể xảy ra ngay
sau trạng thái trầm cảm đó, cho nên sự chuyển hóa này là dấu hiệu độc lập
với những đặc trưng chủ yếu khác của căn bệnh.

Nhưng tôi không thấy có trở ngại gì khi chú ý đến chu kì phản

kháng của cái “Tôi” chống lại cái “Tôi”-lí tưởng cho cả hai trường hợp
trầm cảm, trầm cảm tâm thần và tự phát. Trong trường hợp trầm cảm tự
phát có thể giả định rằng “Tôi”-lí tưởng quá nghiêm khắc với “Tôi”, kết
quả là sau đó nó bị tạm thời thủ tiêu một cách tự động. Trong trường hợp
trầm cảm tâm thần thì “Tôi” nổi loạn vì “Tôi”-lí tưởng coi thường nó, mà
sự coi thường này là kết quả của việc đồng nhất hóa “Tôi” với đối tượng đã
bị phủ nhận.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.