12. PHỤ CHÚ
Quá trình nghiên cứu mà nay chúng ta có thể tổng kết đã dẫn chúng
ta đến một vài nhánh phụ trước đây chúng ta đã bỏ qua một bên nhưng
cũng có liên hệ mật thiết với chúng ta. Ở đây chúng tôi muốn quay trở lại
một vài điểm đã bỏ lại đó.
A
Sự khác nhau giữa “Tôi”- đồng nhất hóa và thay thế “Tôi”-lí tưởng
bằng đối tượng sẽ tìm được lí giải tuyệt vời trong hai đám đông nhân tạo
mà chúng ta đã nghiên cứu ngay đầu cuốn sách: quân đội và nhà thờ Công
giáo.
Hẳn là người lính coi vị tổng chỉ huy của mình là nhân vật lí tưởng
đồng thời đồng nhất mình với những người lính khác và từ cái “Tôi” chung
đó xuất hiện trách nhiệm của những người đồng ngũ nghĩa là sự tương trợ
và chia sẻ. Nhưng chàng ta sẽ trở thành trò cười cho thiên hạ nếu tự đồng
nhất mình với vị tổng tư lệnh. Có một binh nhì trong trại Wallenstein đã
chế giễu viên tiểu đội trưởng như sau: ”Ông ta có nhổ hay chùi mũi thì anh
cũng bắt chước theo”.
Trong giáo hội Công giáo thì khác. Mọi con chiên đều yêu Jesus-
Christ như yêu nhân vật lí tưởng của chính mình; do đồng nhất hóa mà hắn
ta cảm thấy ràng buộc với những người đồng đạo khác. Ngoài ra hắn phải
đồng nhất hóa với Jeus-Christ và yêu các đồng đạo vì Chúa cũng yêu họ.
Như vậy là nhà thờ công giáo đòi hỏi trong cả hai trường hợp sự bổ túc
libido sinh ra nhờ đám đông: đồng nhất hóa phải kèm theo lựa chọn đối
tượng, còn tình yêu đối tượng phải kèm theo đồng nhất hóa. Điều này dĩ
nhiên là vượt khỏi cơ cấu đám đông; người ta có thể là một con chiên
ngoan đạo nhưng đồng thời không có ý đặt mình vào vị trí của Chúa và yêu
mọi con chiên khác như Chúa đã làm. Một kẻ hữu sinh hữu tử bình thường
không bao giờ dám gán cho mình sự cao thượng và sức mạnh của tình yêu