mang trong nó vô số những dấu vết của di truyền, từ đó hình thành nên một
tâm hồn chủng tộc.
Đằng sau những nguyên nhân đã được thừa nhận đối với hành động của
chúng ta, không nghi ngờ gì nữa cũng còn có những nguyên nhân ẩn mà
chúng ta chưa thừa nhận; và đằng sau những nguyên nhân ẩn này vẫn còn có
những nguyên nhân ẩn sâu hơn nữa mà chúng ta chưa biết. Phần lớn những
hành động hàng ngày của chúng ta là kết quả tác động của những động lực
vô thức nằm ngoài sự hiểu biết của chúng ta.
Qua những phần vô thức, cái tạo nên nền tảng của tâm hồn chủng tộc, tất
cả những thành viên của chủng tộc trở nên giống nhau, ngược lại qua những
tố chất có ý thức - những thành quả của giáo dục, nhưng trội hơn cả vẫn là
đặc tính di truyền - đã tạo nên sự khác nhau giữa họ. Những con người có
trình độ khác biệt nhất, họ tất cả đều có những ham muốn, đam mê và tình
cảm cực kỳ giống nhau. Trong toàn bộ những thứ thuộc về đối tượng của
tình cảm như: Tôn giáo, Chính trị, Đạo đức, Đồng cảm, Ác cảm v.v... những
con người ưu tú nhất rất ít khi vượt trội lên trên cái mức của một người bình
thường. Giữa một nhà toán học danh tiếng và anh thợ sửa giày cho ông ta, về
mặt hiểu biết có thể cách nhau một trời một vực, nhưng về mặt tính cách họ
chẳng khác gì nhau hoặc có khác nhau cũng rất không đáng kể.
Chính những tính cách chung này, bị điều khiển bởi sự vô thức, và số
đông các thành phần bình thường của một chủng tộc đều có như nhau, sẽ là
cái chung của đám đông. Trong tâm hồn cộng đồng, khả năng nhận biết sẽ
trở nên lu mờ và do đó dẫn đến cá tính của từng con người trong đó cũng bị
lu mờ. Sự khác biệt bị nhấn chìm trong sự giống nhau, và những đặc tính vô
thức chiếm phần nổi trội.
Chính sự tập thể hóa những đặc tính thông thường giải thích cho chúng
ta, tại sao đám đông không thể thực hiện được những hành động đòi hỏi phải
có một sự hiểu biết đặc biệt. Những quyết định xuất phát từ quyền lợi chung,
được đề ra trong một cuộc họp của những con người tuyệt vời nhưng khác
biệt nhau, cũng chẳng hơn gì những quyết định được đề xuất trong một cuộc
họp của toàn những cái đầu ngu dốt. Trên thực tế nó chỉ tạo nên những cái
chung từ tất cả những tính chất chung tầm thường. Đám đông không tiếp
nhận cái trí tuệ mà chỉ tiếp nhận những cái tầm thường vào nó. Chẳng có
chuyện như người ta luôn nói, “toàn thế giới nhiều trí tuệ hơn Voltaire”, sự
thực là Voltaire có nhiều trí tuệ hơn “cả thế giới”, nếu hiểu thế giới ở đây là