TÂM LÝ HỌC ĐÁM ĐÔNG - Trang 34

đường tiếp nhận của nó thường không qua sự suy xét. Hẳn ai cũng biết
những giáo lý tôn giáo thiếu tính khoan dung như thế nào và sự ngự trị của
nó đối với tâm hồn ra sao.

Bởi đám đông không hề có chút nghi ngờ đối với những gì một khi họ đã

coi đó là sự thật hoặc giả dối, mặt khác họ lại rất ý thức được sức mạnh của
mình, cho nên nó rất tùy tiện và không khoan dung. Một con người độc lập
có thể sẽ chấp nhận sự đối kháng và tranh cãi, nhưng đám đông không bao
giờ cho phép như vậy. Trong các cuộc hội họp công cộng, chỉ một chút trái ý
từ diễn giả, lập tức là hàng loạt tiếng la hét chửi rủa vang lên, và nếu diễn giả
còn tiếp tục ngoan cố sẽ có liền những hành động tiếp theo, cuối cùng là việc
lôi cổ ông ta xuống. Nếu không có sự răn đe, bởi sự có mặt của các nhà chức
trách làm công tác bảo vệ an ninh, nhiều khi người ta tiến hành bề hội đồng
cả diễn giả. Tính độc đoán và tính không khoan dung có ở hầu hết các đám
đông, nhưng với mức độ rất khác nhau, và ở đây lại nổi lên khái niệm cơ bản
đó là chủng tộc, nó điều khiển tất cả mọi tình cảm và suy nghĩ. Tính độc
đoán và không khoan dung của đám đông Latinh đặc biệt mạnh, đến nỗi, nó
gần như đè bẹp được hoàn toàn cái tình cảm về tự do cá nhân rất mạnh mẽ
của người Anglo-Saxon. Đám đông Latinh chỉ có một tình cảm dành cho sự
độc lập hoàn toàn đối với nhóm tín ngưỡng của mình (dịch sai, đúng ra là,
“chỉ tha thiết với sự độc lập của nhóm tín ngưỡng của mình”), và coi sự độc
lập đó là một đòi hỏi phải cưỡng bức các tín ngưỡng khác lập tức nhập vào
tín ngưỡng của mình. Kể từ thời tòa dị giáo, trong chủng tộc Latinh, những
người Jacobin tất cả các thời đại chưa bao giờ bước sang một khái niệm tự
do nào khác.

Tính độc đoán và không khoan dung đối với đám đông là một tình cảm

hết sức rõ ràng, họ dễ dàng chấp nhận nó cũng như dễ dàng biến nó thành
hành động. Đám đông tôn sùng quyền lực, đồng thời những cái tốt lại
thường bị họ cho là dấu hiệu của sự yếu đuối, cho nên có tác động rất ít vào
họ. Họ chẳng bao giờ có thiện cảm với một ông chủ tốt bụng mà chỉ có thiện
cảm với những ông vua chuyên chế thống trị họ một cách cứng rắn. Nếu họ
thích chà đạp lên một bạo chúa đã bị lật đổ, khi đó có nghĩa là, kẻ bạo chúa
đã mất hết quyền lực và bị xếp vào hàng ngũ những kẻ yếu đuối, chỉ đáng bị
khinh bỉ chứ không còn đáng để kính sợ nữa. Hình ảnh cổ xưa về một người
hùng của đám đông luôn luôn có những tính cách kiểu Caesar. Cờ mao của
ông ta làm họ say đắm, quyền lực của ông ta làm họ kính trọng, thanh gươm
của ông ta làm họ khiếp phục. Luôn sẵn sàng nổi dậy chống lại một chính
quyền yếu kém, ngược lại đám đông cúi đầu một cách nô lệ trước một quyền

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.