TÂM LÝ HỌC ĐÁM ĐÔNG - Trang 35

lực mạnh. Nếu chính quyền bị lung lay, khi đó đám đông, với đặc tính luôn
tuân theo những tình cảm cực đoan nhất, cũng sẽ liên tục chao đảo từ thái
cực vô chính phủ sang nô lệ và từ nô lệ sang vô chính phủ.

Vả lại dường như người ta đã hiểu sai về tâm lý đám đông, khi tin vào ưu

thế của các bản năng cách mạng của nó. Đó là vì những hành động bạo lực
của nó đã làm cho ta hiểu không đúng về điểm này. Sự bộc phát của lòng
công phẫn và hành động phá hoại luôn chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian
ngắn. Đám đông quá bị chi phối bởi cái vô thức và do đó, có nghĩa là nó quá
tuân phục những ảnh hưởng được di truyền lại từ thời xa xưa, là cái đáng lý
ra nó không phải trung thành đến mức như vậy. Nếu để tự nó, chẳng bao lâu
ta sẽ thấy nó không còn cả muốn tự kiềm chế, bản năng sẽ biến nó thành một
kẻ nô lệ. Những người Jacobin cao ngạo và chất phác nhất đã hoàn toàn nhất
trí với Napoleon khi ông ta xóa bỏ mọi quyền tự do và cho biết như thế nào
là bàn tay sắt của ông ta.

Lịch sử của cách mạng quần chúng sẽ hầu như không thể hiểu nổi, nếu

người ta nhầm lẫn một cách cơ bản về những động lực bảo thủ của đám
đông. Họ thực ra chỉ muốn thay đổi cái tên của thể chế, và để thực hiện sự
thay đổi đó, thỉnh thoảng họ làm cả những cuộc cách mạng có khi rất lớn,
nhưng bản chất của những thể chế đó đã quá bóp nghẹt những đòi hỏi được
thừa kế của chủng tộc đến nỗi nó không cần phải trung thành với những thể
chế đó nữa. Sự thay đổi liên tục của đám đông chỉ thể hiện ở những cái rất
bên ngoài. Trên thực tế họ có cái bản năng bảo thủ khó hiểu giống như tất cả
những người nguyên thủy. Họ có một lòng tôn kính các truyền thuyết, một
nỗi căm ghét vô thức mọi sự đổi mới có thể làm thay đổi cuộc sống hiện tại
của họ. Giá như nền dân chủ ở vào cái thời phát minh ra máy dệt, máy hơi
nước, tàu lửa mà có được quyền lực giống như ngày nay của nó, thì có lẽ
việc hiện thực hóa các phát minh đó chẳng thể xảy ra. Cũng may cho sự tiến
bộ và văn hóa, bởi sau khi những phát minh khoa học và kỹ thuật được hoàn
tất, cái siêu quyền lực của đám đông mới được sinh ra.

§5. Đạo đức của đám đông

Nếu chúng ta coi khái niệm đạo đức đồng nghĩa với sự tôn trọng những

tập tục xã hội nào đó và với sự kiềm chế thường xuyên những tham vọng cá
nhân, thì rõ ràng rằng, đám đông quá ư là bản năng và quá không chín chắn
để có thể tiếp nhận đạo lý. Thế nhưng nếu ta hiểu khái niệm đạo đức là
những tính cách nhất định xuất hiện trong khoảnh khắc như sự hy sinh, sự

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.