TÂM LÝ HỌC ĐÁM ĐÔNG - Trang 36

tận tâm, lòng vị tha, sự xả thân, sự công tâm thì ta có thể nói: đám đông
thường có thể có một tư cách đạo đức rất cao.

Một số ít các nhà tâm lý học, có tham gia nghiên cứu về đám đông, chỉ

chú ý đến những hành động tội ác của nó. Và dựa vào mức độ thường xuyên
của các hành động tội ác như vậy họ đã đánh giá tính cách đạo đức của đám
đông rất thấp. Chắc chắn họ đều có những bằng chứng cho nhận định đó:
nhưng tại sao như vậy? Đó là chỉ bởi vì các đòi hỏi hoang dại mang tính
cách phá hoại, là di sản của thời tiền sử, vẫn lẩn quất trong mỗi một chúng
ta. Đối với một người độc lập, sẽ rất nguy hiểm cho bản thân nếu như anh ta
thỏa mãn những đòi hỏi đó, nhưng khi anh ta chìm trong một đám đông
không có tính trách nhiệm, do chắc chắn không bị trừng phạt, anh ta đã phó
mặc cho bản năng thỏa mãn những gì nó muốn. Bởi vì chúng ta bình thường
không thể vận dụng cái bản năng tàn phá này vào đồng loại, cho nên chúng
ta đã tìm sự thỏa mãn nó ở súc vật. Cái thú săn bắn và sự tàn bạo của đám
đông cũng có cùng một nguồn gốc như vậy. Đám đông hành hạ một nạn
nhân không có khả năng tự vệ một cách từ từ cho đến chết, là một bằng
chứng cho sự tàn bạo đốn mạt của họ; đối với các triết gia thì sự tàn bạo đó
về mức độ cũng giống như sự tàn bạo của các thợ săn, khi họ tụ tập lại với
nhau khoái chí nhìn những con chó săn đang thi nhau xé xác một chú nai xấu
số.

Nếu một khi đám đông có khả năng chém giết, đốt phá và tiến hành các

kiểu tội ác thì nó cũng có khả năng có những hành động hiến dâng, hy sinh
và có lòng vị tha, ở mức độ có khi còn cao hơn của một người độc lập. Sự
tác động vào từng thành viên của đám đông sẽ đặc biệt mạnh, nếu như ta
khêu dậy được ở họ những tình cảm về niềm kiêu hãnh và danh dự, về tôn
giáo và tổ quốc. Lịch sử đầy dẫy những ví dụ như vậy, như ta từng thấy
trong các cuộc thập tự chinh hoặc ở đoàn quân tình nguyện vào năm 1793.
Chỉ có tập thể mới có thể có những sự hy sinh và quên mình vĩ đại như thế.
Biết bao nhiêu đám đông đã tự để bị đẩy vào chốn hy sinh một cách oanh liệt
vì những niềm tin và lý tưởng mà họ chẳng hiểu một chút gì về nó! Đám
đông khi lâm chiến, thường họ chiến đấu theo tiếng kèn xung trận, chứ
không phải vì một phần thưởng nào. Quyền lợi cá nhân trong đám đông
hiếm có khi là một động lực mạnh mẽ, trong khi đó đối với một người độc
lập, nó là sự kích thích gần như là duy nhất. Quả thực không phải vì lợi ích
bản thân là cái đã đưa đám đông vào bao nhiêu trận chiến, điều mà với lý trí
của mình họ không sao hiểu nổi, và trong những trận đánh đó họ bị giết một
cách dễ dàng như những chú chim chiền chiện bị thôi miên bởi những chiếc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.