TÂM LÝ HỌC ĐÁM ĐÔNG - Trang 55

nhất định chỉ thực hiện được trong thời đại nào đó chứ không thể trong thời
đại nào khác). Thời gian gom lại vô số những tàn dư của các tín điều và cảm
nghĩ, từ đó hình thành nên những ý tưởng của thời đại. Chúng không nảy
mầm một cách tình cờ hoặc tùy ý. Cội rễ của chúng nằm sâu trong quá khứ.
Một khi chúng đâm hoa, nghĩa là hoa của chúng đã có được một thời gian
chuẩn bị, và để có thể hiểu được cội nguồn của chúng người ta phải luôn đi
ngược trở lại. Chúng là những đứa con gái của quá khứ và là những người
mẹ của tương lai, nhưng lại luôn là nô lệ của thời gian.

Chính vì thế thời gian là thày học thực sự của chúng ta, và người ta chỉ

cần cứ để cho nó điều hành để xem mọi vật đã thay đổi như thế nào. Ngày
nay chúng ta lo lắng vì những đòi hỏi của đám đông, và về những sự tàn phá,
những đảo lộn mà nó đã làm cho ta cảm thấy trước. Thời gian mình nó sẽ
đứng ra làm lại sự cân bằng. “Không có trật tự nào”, Lavisse viết rất chính
xác, “được lập nên trong một ngày. Các tổ chức chính trị và xã hội là những
tác phẩm đòi hỏi phải có thời gian hàng thế kỷ; chủ nghĩa phong kiến trước
đấy tồn tại một cách không hình dạng và lộn xộn hàng bao thế kỷ cho đến
khi nó tìm được một hướng đi; chủ nghĩa quân chủ tuyệt đối cũng có hàng
thế kỷ mới có thể có được những phương tiện thống trị phù hợp và cũng đã
từng xảy ra những rối loạn lớn trong giai đoạn chuyển tiếp đó.”

§4. Các thể chế chính trị và xã hội

Lối suy nghĩ rằng các thể chế có thể giúp loại bỏ những điều tệ hại của

xã hội, sự tiến bộ của một dân tộc là kết quả của sự hoàn thiện hiến pháp và
chính quyền, và những thay đổi xã hội có thể đạt đến qua các sắc lệnh, là
kiểu suy nghĩ nói chung vẫn còn rất phổ biến. Xuất phát điểm của cuộc cách
mạng Pháp cũng từ một ý nghĩ như vậy, và các học thuyết xã hội hiện đại
cũng dựa trên nó.

Các kinh nghiệm tiếp nối đã không thể mảy may làm suy chuyển chút

nào sự điên loạn kinh khủng này. Các nhà triết học và các nhà sử học đã cố
gắng một cách tuyệt vọng để chứng minh sự vô nghĩa của nó. Dù sao đi nữa
họ đã chỉ ra một cách dễ dàng, rằng tất cả các thể chế đều là những đứa con
của các ý tưởng, tình cảm, và đạo đức, và rằng các ý tưởng, các tình cảm, các
đạo đức sẽ không thể biến đổi bởi việc sửa đổi những điều luật. Một dân tộc
không lựa chon các thể chế xã hội một cách tùy tiện, cũng giống như con
người ta ít có khả năng chọn màu mắt hoặc màu tóc. Các thể chế và các hình
thức chính phủ là sản phẩm của chủng tộc. Còn xa chúng mới có thể là kẻ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.