TÂM LÝ HỌC ĐÁM ĐÔNG - Trang 56

sáng tạo của một thời đại, chúng chỉ là những kẻ được thời đại tạo nên.
Người ta không lãnh đạo dân dựa theo tính khí nhất thời của họ mà dựa theo
tính cách của họ. Việc xây dựng một trật tự nhà nước đòi hỏi thời gian hàng
thế kỷ, và trật tự đó cũng cần tới hàng thế kỷ cho sự biến đổi của nó. Các thể
chế không mang một giá trị trực tiếp, bản thân nó không tốt mà cũng chẳng
xấu. Ở một thời điểm nó có thể là tốt đối với dân tộc này nhưng lại hoàn toàn
không tốt đối với một dân tộc khác.

Dân chúng như vậy tuyệt nhiên không hề có quyền lực để thực sự thay

đổi các thể chế. Chắc chắn những cuộc cách mạng bằng mọi giá có thể thay
đổi tên của chúng, nhưng cái cốt lõi vẫn nguyên như vậy. Cái tên chỉ là một
nhãn hiệu trống rỗng, một nhà sử học quan tâm tới các giá trị thực của các sự
việc sẽ không cần để ý đến chúng. Cho nên nước Anh

[9]

, là một nước dân

chủ nhất thế giới mặc dù nó có một chính phủ quân chủ, trong khi các nước
Mỹ Latinh mặc dù cũng có hiến pháp dân chủ nhưng lại bị thống trị bởi một
chế độ chuyên quyền cứng rắn nhất. Không phải chính phủ, mà tính cách của
dân chúng quyết định số phận của họ. Sự thật này trong một bài viết trước
đây tôi cũng đã dẫn ra những ví dụ để chứng minh.

Phung phí thời gian cho việc xây dựng hiến pháp, đúng là một cuộc

phiêu lưu kiểu trẻ con, một thực tiễn xa hoa phù phiếm. Sự cần thiết và thời
gian sẽ đảm nhận công việc của chúng, chỉ cần người ta cứ để mặc chúng
điều hành. Nhà sử học vĩ đại Macaulay đã viết một câu, mà các nhà lãnh đạo
ở tất cả các nước Mỹ Latinh phải nên học thuộc lòng, rằng người Anglo-
Saxon đã làm như thế. Sau khi nêu ra những ví dụ về các điều luật, chúng
dường như mang lại ích lợi nhìn theo quan điểm của lý trí thuần túy, nhưng
đã tạo nên một sự hỗn độn của những cái vô lý và mâu thuẫn, ông ta đã tiến
hành so sánh hàng tá các hiến pháp của các dân tộc La tinh, đã bị thất bại bởi
những biến động ở châu Âu và châu Mỹ, với hiến pháp của nước Anh và
cuối cùng chỉ ra, rằng hiến pháp nước này đã chỉ biến đổi rất từ từ, từng phần
một dưới tác động của sự cần thiết trực tiếp, nhưng không bao giờ bởi những
cơ sở lý trí được tính toán trước. “Đừng bao giờ chú ý đến trật tự, mà phải
chú ý đến tính thiết thực, đừng bao giờ xóa bỏ một sự ngoại lệ, chỉ vì nó là
một sự ngoại lệ, đừng bao giờ đưa ra một cái mới, trừ khi cảm thấy đã không
thể nào chịu đựng nổi, và nếu phải đổi mới cũng chỉ ở mức vừa đủ để xóa đi
cái cảm giác không thể chịu đựng được kia, đừng bao giờ đề nghị làm những
gì vượt quá cái cần thiết để giải quyết một vấn đề đơn lẻ đang được thực
hiện: đó là những quy tắc chung, đã được vận dụng từ thời Johanne cho đến
thời của Vitoria qua hơn 250 nhiệm kỳ quốc hội của chúng ta.”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.