TÂM LÝ HỌC ĐÁM ĐÔNG - Trang 59

Mối nguy trước hết của nền giáo dục này, chính xác ra là nền giáo dục

của các dân tộc La tinh, nằm ở sự nhầm lẫn cơ bản về mặt tâm lý học, những
tưởng rằng tri thức phát triển lên từ sự học thuộc lòng những gì có trong sách
giáo khoa. Thậm chí người ta đã cố gắng học càng nhiều đến mức có thể, và
từ trường phổ thông cho đến việc làm luận án tiến sĩ hoặc thi quốc gia, con
người trẻ tuổi đã tự nhồi vào đầu mình nội dung của hàng đống sách vở, mà
không hề tự luyện tập khả năng phán xét hoặc năng lực đúc kết của mình. Sự
học tập đối với anh ta là đọc thuộc lòng và vâng lời. “Học bài, là phải biết
một cách thuộc lòng ngữ pháp hoặc một phân đoạn, nhắc lại trôi chảy, và
làm theo đúng”, nguyên bộ trưởng giáo dục Jules Simon viết, “đó là một
kiểu giáo dục kỳ quặc, trong đó mỗi một cố gắng chỉ nhằm chứng minh cho
niềm tin vào sự không bao giờ sai lầm của giáo viên và nó dẫn đến việc hạ
thấp và làm suy giảm năng lực của chúng ta.”

Giả như giáo dục kiểu đó chỉ mỗi tội là điều vô tích sự, thì ta còn có thể

chấp nhận nó và tiếc cho những đứa trẻ bất hạnh, đáng lẽ được học những
cái cần thiết hơn thì người ta lại dạy chúng về gia phả của những người con
của dòng họ Chlotar, về những cuộc chiến tranh giữa Neustria và Austrasia
hoặc về những sự phân tách trong động vật học; nhưng đâu chỉ có thế, nó
còn tạo nên một nguy cơ nghiêm trọng hơn nhiều, nó gây ra ở những kẻ
được giáo dục kiểu như vậy một sự phản kháng mạnh mẽ chống lại những
quan hệ, mà từ đó chúng sinh, (dịch tối nghĩa, đáng lẽ phải là “một sự thù
ghét dữ dội cuộc đời mà chúng được sinh ra trong đó”) và tạo nên một ham
muốn mãnh liệt nhằm thoát ra khỏi các mối quan hệ đó. Công nhân không
muốn là người công nhân nữa, nông dân không muốn mãi là nông dân và
những người ở tầng lớp thấp cuối cùng trong xã hội nhận thấy, đối với con
em của họ sẽ không còn khả năng phát triển nào khác ngoài con đường làm
công chức với một đồng lương đảm bảo. Đáng lý phải chuẩn bị cho con
người hành trang đi vào cuộc sống, thì trường học chỉ chuẩn bị cho họ để
vào được những vị trí của hệ thống công quyền, mà ở đó người ta chẳng cần
có chút nỗ lực nào cũng có được kết quả. Nó tạo ra ngay trước chân của bậc
thang xã hội một đạo quân chống đối, bất mãn với số phận của mình, và luôn
sẵn sàng nổi loạn; và ở bên trên các bậc thang đó là tầng lớp tư sản của
chúng ta, một tầng lớp bàng quang, đồng thời lại hay nghi ngờ và cuồng tín,
có một sự tin tưởng quá mức vào sự bảo hộ của nhà nước, cái mà họ cũng
thường xuyên chửi bới, bởi vì họ luôn đổ thừa những sai lầm của mình cho
chính phủ và không hề có khả năng làm một cái gì mà không có sự chỉ bảo
của cấp trên.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.