vi trùng. Hiện tượng như vậy cũng được quan sát thấy ở súc vật, khi chúng
sống thành bầy. Sự gặm máng ăn của một con ngựa nhốt trong chuồng chẳng
mấy chốc sẽ được những con ngựa khác cùng chuồng bắt chước. Một sự giật
mình, hay một động tác hoảng loạn của một con cừu nào đó sẽ nhanh chóng
lan ra cả đàn. Sự truyền nhiễm của tình cảm đã lý giải cho cái hiện tượng
hoảng loạn bất chợt kia. Các rối loạn thần kinh, như sự điên rồ chẳng hạn,
cũng lan truyền theo cách lây nhiễm. Một hiện tượng quen biết là những thầy
thuốc trị bệnh tâm thần rất hay bị bệnh mất trí. Người ta cũng có kể về các
bệnh thần kinh, như chứng bệnh sợ khoảng rộng chẳng hạn, rằng nó có thể
truyền từ người sang thú vật.
Sự truyền nhiễm không đòi hỏi bắt buộc các cá nhân phải có mặt tại cùng
một địa điểm, nó cũng có thể xảy ra từ xa dưới ảnh hưởng của các sự kiện
nhất định, chúng làm cho mọi thần trí đều hướng về một phía và tạo nên
những tính chất riêng biệt của một đám đông, đặc biệt là, nếu như chúng
được chuẩn bị từ trước đó bởi những yếu tố gián tiếp như đã từng nói đến ở
phần trên. Ví dụ như sự bùng nổ của cuộc cách mạng 1848, khởi đầu ở Paris,
một cách bất ngờ đã lan rộng ra toàn bộ châu Âu và làm sụp đổ nhiều nền
quân chủ
.
Sự bắt chước mà người ta cho rằng nó có ảnh hưởng lớn vào các hiện
tượng xã hội, thực ra chỉ là một tác động đơn giản của sự truyền nhiễm. Do
tôi đã nói đến vai trò của nó ở một chỗ khác, cho nên ở đây tôi giới hạn trong
việc nhắc lại những gì mà tôi cách đây nhiều năm đã từng nói đến, và những
gì mà từ đó đến nay được các tác giả khác đã nêu ra:
“Giống như ở động vật, con người về mặt tự nhiên là một sinh vật có tính
bắt chước. Việc bắt chước đối với nó là một nhu cầu, song phải nhớ rằng chỉ
với điều kiện, đó là những cái dễ bắt chước; quyền lực của các loại mốt cũng
xuất phát từ nhu cầu bắt chước này. Vâng, có thể đó chỉ là những quan niệm,
ý tưởng, các diễn giải văn học hoặc đơn giản chỉ là trang phục, có bao nhiêu
người dám trốn chạy khỏi sự thống trị của chúng. Không phải với các chứng
cứ lập luận, mà là qua những gương điển hình người ta đã điều khiển đám
đông. Trong mỗi một thời đại, một số nhỏ trong số họ đã để lại dấu ấn của
mình, và đám đông đã bắt chước những cái đó một cách vô thức. Tuy nhiên
những người trong cái số nhỏ đó không được phép có một khoảng cách quá
xa các ý tưởng truyền thống. Sự bắt chước khi đó sẽ trở nên khó khăn và vì
vậy ảnh hưởng của nó gần như không có mấy. Chính vì thế những người quá
nổi trội trong thời của họ hầu như không có ảnh hưởng (hay có?) rất ít. Cái