Cũng có lý khi mà các dân tộc luôn hấp tấp trong việc bảo vệ các niềm
tin của họ. Sự hấp tấp này càng đáng trách theo quan điểm triết học, nhưng
trong cuộc sống của các dân tộc nó lại được coi là một phẩm chất tốt. Để
thiết lập nền tảng cho các niềm tin chung hoặc để bảo tồn chúng, ở thời trung
cổ người ta đã dựng lên nhiều dàn hỏa thiêu, và nhiều nhà phát minh, nhiều
nhà cải cách tưởng tránh được đàn áp thì lại phải chết trong sự tuyệt vọng.
Để bảo vệ những niềm tin đó, thế giới liên tục lại bị đảo lộn, hàng triệu nhân
mạng bị phơi thây nơi chiến trận và nó sẽ còn tiếp tục như thế.
Chúng tôi đã nói, rằng việc đưa vào một quan điểm nền tảng chung sẽ
gặp những trở ngại lớn; nhưng nếu như nó một khi đã bắt rễ thì quyền lực
của nó còn lâu mới có thể bị phế truất, và cho dù về mặt triết học nó có thể
sai, tuy nhiên nó vẫn cứ lấn át được những cái đầu thông thái nhất. Chẳng
phải rằng các dân tộc châu Âu từ thế kỷ 15 đã từng coi các huyền thoại tôn
giáo là sự thật, những huyền thoại mà khi quan sát kỹ cũng tàn bạo
chẳng
khác gì chuyện hoang tưởng về Moloch? Sự vô nghĩa ghê rợn của câu
chuyện hoang tưởng về một vị Chúa, do bởi một tạo vật của ông ta tạo ra đã
không tuân phục mình nên ông ta đã trả thù bằng cách hành hạ con của chính
mình một cách khủng khiếp, thế mà nhiều thế kỷ trôi qua vẫn chẳng có ai
phát hiện ra điều đó. Những cái đầu vĩ đại như Galilei, Newton, Leibnitz,
không hề có một giây phút nào nghĩ lại, rằng cần phải nghi ngờ về sự thật
của những loại huyền thoại như vậy. Chẳng bằng chứng nào thuyết phục hơn
là sự mê hoặc, được gây nên bởi những tư tưởng nền tảng chung, nhưng
cũng không có gì xấu hơn là những giới hạn đáng xấu hổ của trí tuệ của
chúng ta.
Chừng nào tâm hồn đám đông được cấy vào đó một học thuyết mới, nó
sẽ tác động vào các thể chế, vào các loại hình nghệ thuật và đạo đức. Sự
thống trị của nó đối với tâm hồn không hề có giới hạn. Những con người của
hành động chỉ nghĩ đến việc hiện thực hóa của chúng, nhà lập pháp thì chỉ
nghĩ đến việc ứng dụng chúng, triết gia, nghệ sĩ, nhà văn thì chỉ nghĩ đến
việc lo cho nó chuyển hóa thành các hình thức khác nhau.
Qua các quan điểm nền tảng chung, con người đã bao bọc quanh mình
một mạng lưới gồm các truyền thuyết, các quan điểm và các thói quen, và họ
không thể nào thoát ra khỏi được khỏi nó và con người ngày càng trở nên
giống nhau hơn. Ngay cả cái đầu độc lập nhất cũng không hề nghĩ đến
chuyện phải thoát ra khỏi cái mạng lưới đó. Kẻ chuyên chế chính hiệu nhất